Lý thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 68 - 71)

7 Tài chính nhà nước là tổng thể các hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước, bao gồm quỹ NSNN và các quỹ ngoài ngân sách Trong đó, quỹ NSNN có quy mô lớn nhất và giữ va

2.3.4. Lý thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ

Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzen (1985) phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý do Ajzen & Fishbein (1980) đề xuất trước đó. Theo TPB, hành vi cụ

thể của cá nhân được quyết định bởi dự định thực hiện hành vi của cá nhân đó, và dự định này thì chịu tác động bởi 3 nhân tố chính là: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức về sự kiểm soát hành vi. Trong đó, thái độ là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của cá nhân đối với một hành vi cụ thể (Davis, 1989); chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân về những áp lực xã hội đối với việc nên hay không nên thực hiện hành vi (Ajzen, 1991); và cuối cùng, nhận thức về sự kiểm soát hành vi là nhận thức của cá nhân về những nguồn lực sẵn có (ví dụ nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất) và khả năng nắm bắt cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý bởi Davis (1989) nhưng nhấn mạnh việc mô hình hóa thái độ của cá nhân đối với việc ứng dụng một công nghệ hoặc hệ thống mới. Theo TAM, một cá nhân có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với việc ứng dụng một công nghệ hay hệ thống mới phụ thuộc vào mức độ mà cá nhân đó cảm nhận được rằng: (i) việc ứng dụng công nghệ hay hệ thống đó làm tăng hiệu quả công việc như thế nào (còn gọi là nhận thức về sự hữu ích) và (ii) việc ứng dụng công nghệ hay hệ thống đó dễ dàng ra sao (còn gọi là nhận thức về độ dễ sử dụng). Đây là hai lý thuyết hành vi thường được các NNC kết hợp để giải thích và dự đoán cho quyết định ứng dụng công nghệ mới của cá nhân. Theo các lý thuyết này, khi một cá nhân cảm nhận rằng việc ứng dụng công nghệ mới sẽ làm tăng hiệu quả công việc và không quá khó khăn hay tốn nhiều nỗ lực để thực hiện thì cá nhân đó sẽ có thái độ tích cực với việc ứng dụng này. Hơn thế nữa, khi cá nhân đã có thái độ tích cực, kết hợp với nhận thức về áp lực xã hội ngày càng gia tăng và nhận thức về khả năng kiểm soát đối với việc ứng dụng công nghệ mới thì cá nhân đó có xu hướng chấp nhận và sẽ thực hiện hành vi ứng dụng công nghệ.

Với tư cách là người đại diện cho bộ máy chính quyền, chịu trách nhiệm về việc công khai ngân sách trước dân chúng, mặc dù không trực tiếp thực hiện việc công khai ngân sách, nhưng nhà quản lý cấp cao có quyền chỉ đạo nhân viên/cơ quan cấp dưới thực hiện công việc mà mình chịu trách nhiệm cuối cùng. Vì vậy, nếu nhà quản lý có thái độ tích cực đối với việc công khai ngân sách trên website, đồng thời

nhận thức rõ áp lực xã hội cũng như khả năng kiểm soát đối với việc ứng dụng công nghệ web để công khai ngân sách, thì nhà quản lý sẽ dễ dàng chấp nhận và có hành động khuyến khích hoặc chỉ đạo nhân viên/cơ quan cấp dưới ứng dụng công nghệ web để công khai ngân sách. Lý thuyết TPB và mô hình TAM được áp dụng trong luận án để giải thích vững chắc hơn cho các giả thuyết về sự tác động của các nhân tố phản ánh thái độ và nhận thức của nhà quản lý (đặc điểm của nhà quản lý) đến mức độ minh bạch ngân sách trên website của CQĐP.

Minh bạch là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ giải thích bằng một lý thuyết (Cormier et al., 2005). Và cũng vì chưa có một lý thuyết riêng để giải thích cụ thể cho vấn đề minh bạch, các NNC đã áp dụng nhiều lý thuyết thuộc các lĩnh vực khác nhau như khoa học chính trị, quản lý hành chính, kinh tế học, luật học, kế toán... Trong đó, các lý thuyết định hướng hệ thống như lý thuyết đại diện, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết thể chế dường như đã thành công nhất (Tagesson et al., 2011). Điểm chung của các lý thuyết này là đều dựa vào mối quan hệ giữa các chủ thể (có thể là cá nhân, tổ chức hoặc xã hội) trong một bối cảnh nhất định để giải thích cho động cơ và hành vi của các bên. Trong bối cảnh minh bạch thông tin, một tổ chức phải dựa vào xã hội để có được các nguồn lực; và minh bạch thông tin được các nhà quản lý (người đại diện) sử dụng như một công cụ hay chiến lược để bảo vệ danh tiếng và uy tín của tổ chức (Coursey & Norris, 2008; Pina et al., 2010), qua đó duy trì khả năng tiếp cận với các nguồn lực quan trọng cho sự sống còn của họ (García-Sánchez et al., 2013). Dựa vào luận điểm trên, NCS xác định ba chủ thể liên quan đến việc thực hành minh bạch ngân sách của CQĐP là nhà quản lý cấp cao, cơ quan CQĐP và xã hội. Mỗi chủ thể có động cơ riêng (phản ánh thông qua các đặc điểm cá nhân, tài chính, KT-XH) như động cơ cá nhân, tài chính hay giám sát. Và họ sẽ tác động đến việc thực hành minh bạch ngân sách của CQĐP nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Từ đây, giả thuyết tổng quát đặt ra là các chủ thể ở những địa phương khác nhau mang các đặc điểm cá nhân, tài chính, KT-XH khác nhau (động cơ mạnh/yếu khác nhau) thì tác động của họ đến việc thực hành minh bạch ngân sách của CQĐP cũng sẽ khác nhau (các giả thuyết chi tiết được trình

bày ở chương 3). Bên cạnh đó, dựa vào các luận điểm liên quan đến thái độ và nhận thức của nhà quản lý cấp cao trong các nghiên cứu gần đây như Bearfield & Bowman (2016) và Tavares & da Cruz (2017), NCS áp dụng thêm lý thuyết TPB và mô hình TAM để củng cố cho các giả thuyết về ảnh hưởng của đặc điểm nhà quản lý đến việc ứng dụng công nghệ web nhằm tăng cường minh bạch ngân sách của CQĐP như một hướng tiếp cận mới trong chuỗi nghiên cứu này. Vì theo García- Sánchez et al. (2013), việc xem xét các hiện tượng cụ thể thông qua nhiều lăn kính (lý thuyết) giúp giải thích các hiện tượng thuyết phục hơn và một số lợi ích có thể đạt được từ đó.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w