1.2.1. Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài
Xu hướng nghiên cứu về minh bạch thông tin nhà nước: Các nghiên cứu về minh bạch thông tin nhà nước tập trung vào ba vấn đề: (1) định nghĩa về minh bạch, (2) đo lường mức độ minh bạch và (3) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch. Một số nghiên cứu khác cũng hướng vào vấn đề này nhưng ở góc độ bao quát hơn như trách nhiệm giải trình hay chính phủ mở, trong đó, minh bạch là một thành phần quan trọng. Ban đầu, các nghiên cứu hướng vào thông tin kế toán trên BCTC. Sau khi các bộ quy tắc, hướng dẫn thực hành minh bạch quốc tế (OECD, 2001; GRI, 2005; IMF, 2007) và các bộ chỉ số minh bạch quốc tế (TI- Spain, OBI) ra đời, hướng nghiên cứu mở rộng sang lĩnh vực tài chính-ngân sách, xã hội, bền vững và lĩnh vực khác. Cùng với xu hướng ứng dụng công nghệ web và
tiến đến là ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến để thực hành minh bạch thông tin nhà nước, các nghiên cứu cũng chuyển hướng tiếp cận từ thông tin nhà nước cung cấp trên báo cáo thường niên bằng giấy (Ingram, 1984) sang thông tin nhà nước cung cấp trên website chính thức, và hiện tại, các tác giả bắt đầu quan tâm đến thông tin nhà nước công khai trên các ứng dụng truyền thông xã hội trực tuyến (Guillamón et al., 2016).
Phạm vi nghiên cứu về minh bạch thông tin nhà nước: Phần lớn nghiên cứu về minh bạch thông tin nhà nước được tiến hành ở các nước phát triển (như Mỹ, New Zealand, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Thụy Điển, Trung Quốc) chứ ít được thực hiện ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận thông tin ở cấp CQĐP (tiểu bang, tỉnh, thành phố). Một vài nghiên cứu được thực hiện ở cấp CQTW trên phạm vi quốc tế (như Ríos et al. (2013), Harrison & Sayogo (2014) tận dụng kết quả OBS có sẵn). Bên cạnh đó, hầu hết tác giả đều dùng dữ liệu của một năm và rất ít tác giả dùng dữ liệu của nhiều năm (như Cuadrado-Ballesteros (2014), Tejedo-Romero & de Araujo (2015) tận dụng chỉ số TI-Spain có sẵn). Điều này cho thấy nghiên cứu về minh bạch thông tin nhà nước trên phạm vi rộng hay trong chuỗi thời gian dài rất khó thực hiện nếu không có sẵn dữ liệu.
Đo lường mức độ minh bạch thông tin nhà nước: Thang đo minh bạch của các cấp chính quyền được các tác giả tận dụng các chỉ số quốc tế có sẵn (như TI-Spain, OBI) hoặc tự thiết kế dựa vào nghiên cứu trước hoặc bộ quy tắc và hướng dẫn thực hành minh bạch quốc tế kết hợp với hiểu biết thực tế của bản thân. Quy trình thiết kế thang đo thường được thực hiện như sau: đầu tiên, xác định các đặc tính thành phần của minh bạch (mỗi đặc tính biểu hiện dưới 1 hình thức cụ thể và được quy đổi thành điểm số (như hầu hết nghiên cứu) hoặc được biểu hiện dưới dạng các phát biểu và đo lường bằng thang đo Likert (như Caamaño-Alegre et al. (2013)); sau đó, phân tích nội dung trực tiếp trên báo cáo/website hoặc khảo sát gián tiếp thông qua các đối tượng (như công chức làm việc trong lĩnh vực kế toán-kiểm toán) để xác định điểm số/giá trị đạt được theo từng đặc tính thành phần của minh bạch; và cuối
tính thành phần lại với nhau. Khái niệm minh bạch trong các nghiên cứu nhấn mạnh 2 đặc tính quan trọng: tính sẵn có - thể hiện một thông tin cụ thể có được công khai trên phương tiện truyền thông hay không và khả năng tiếp cận - thể hiện mức độ ứng dụng CNTT nhằm tạo thuận lợi cho người dân truy cập thậm chí tương tác với thông tin và với chủ thể cung cấp thông tin. Rất ít nghiên cứu đưa tất cả đặc tính
chất lượng vào như yêu cầu bắt buộc (như Caba Pérez et al., (2008), Caamaño-
Alegre et al. (2013)). Phần lớn đều xem chất lượng thông tin là đặc tính cần để nâng cao minh bạch, nhưng rất khó để đo lường chúng. Việc bỏ qua một số đặc tính chất lượng trong thang đo minh bạch của hầu hết nghiên cứu được xem như hạn chế của nghiên cứu.
Nhân tố tác động đến minh bạch thông tin nhà nước: Các nghiên cứu đã nhận diện khá nhiều nhân tố có khả năng giải thích cho mức độ minh bạch của các cấp chính quyền. Lu¨der (1992) đã nhóm chúng thành bốn loại chính: chính trị, KT-XH, tài chính, và tổ chức hoặc quản trị hành chính.
+ Trong các nhân tố chính trị, hệ tư tưởng chính trị, cạnh tranh chính trị, sự tham
gia bầu cử của người dân đã được kiểm tra trong hầu hết nghiên cứu về minh bạch
thông tin nhà nước (Zimmerman, 1977; Ingram, 1984; Laswad et al., 2005; Caba Pérez et al., 2008; Serrano-Cinca et al., 2009; García & García-García, 2010; Guillamón et al., 2011; Ríos et al., 2013; Cuadrado-Ballesteros, 2014; Tejedo- Romero & de Araujo, 2015; Bearfield & Bowman, 2016; Tavares & da Cruz, 2017). + Trong rất nhiều nhân tố KT-XH, mức độ phát triển KT-XH (Laswad et al., 2005; Styles & Tennyson, 2007; Serrano-Cinca et al., 2009; Caamaño-Alegre et al., 2013; Tejedo-Romero & de Araujo, 2015; Bearfield & Bowman, 2016; Tavares & da Cruz, 2017), dân số (Laswad et al., 2005; Styles & Tennyson, 2007; Serrano-Cinca et al., 2009; García & García-García, 2010; Jorge et al., 2011; del Sol, 2013; Guillamón et al., 2016), trình độ dân trí (Ríos et al., 2013), sức mạnh báo chí (Zimmerman, 1977; Ingram, 1984; Laswad et al., 2005; García & García-García, 2010; Bearfield & Bowman, 2016) và sự thâm nhập của internet (Caba Pérez et al.,
2008; Ríos et al., 2013) được chứng minh là những nhân tố tác động đến minh bạch thông tin nhà nước.
+ Trong các nhân tố tài chính, nợ công (Ingram, 1984; Laswad et al., 2005; Styles & Tennyson, 2007; Caba Pérez et al., 2008; Serrano-Cinca et al., 2009; García & García-García, 2010; Guillamón et al., 2011; Ríos et al., 2013; Cuadrado- Ballesteros, 2014; de Araujo & Alcaraz-Quiles et al., 2015; Tejedo-Romero, 2016),
mức độ tự chủ hoặc mức độ phụ thuộc của CQĐP vào chính quyền cấp trên
(Ingram, 1984; Caba Pérez et al., 2008; Serrano-Cinca et al., 2009; Jorge et al., 2011; Alcaraz-Quiles et al., 2015; Guillamón et al., 2016; Tavares & da Cruz, 2017),
nguồn lực tài chính (Laswad et al., 2005; Styles & Tennyson, 2007; Caba Pérez et
al., 2008; Serrano-Cinca et al., 2009; Yu, 2010; Guillamón et al., 2011; Caamaño- Alegre et al., 2013; Alcaraz-Quiles et al., 2015; Bearfield & Bowman, 2016) và kết quả tài chính (Yu, 2010; Guillamón et al., 2011; Caamaño-Alegre et al., 2013;
Alcaraz-Quiles et al., 2015) cũng được các NNC đặc biệt nhấn mạnh.
+ Cuối cùng, liên quan đến các nhân tố tổ chức và quản trị hành chính, cấp chính
quyền (Laswad et al., 2005; Yu, 2010; del Sol, 2013; Guillamón et al., 2016), cấu trúc chính quyền (Cuadrado-Ballesteros, 2014), sự phân quyền (Ingram, 1984), văn hóa hành chính (Ríos et al., 2013; Rodríguez Bolívar et al., 2013) hay đặc điểm của nhà quản lý cấp cao (Ingram, 1984; Guillamón et al., 2011; Tejedo-Romero & de
Araujo, 2015; Bearfield & Bowman, 2016; Tavares & da Cruz, 2017) thu hút khá nhiều sự quan tâm của NNC.
Thang đo các nhân tố được các tác giả lựa chọn phù hợp với bản chất/nội dung của nhân tố và có độ tin cậy cao do chủ yếu lấy từ dữ liệu thứ cấp của các tổ chức thống kê, tổ chức đánh giá độc lập có uy tín. Việc kiểm tra mối quan hệ của các nhân tố đến mức độ minh bạch chủ yếu dựa vào kỹ thuật hồi quy tuyến tính đa biến. Tổng quan nghiên cứu cho thấy tác động của các nhân tố đến mức độ minh bạch là không nhất quán giữa các nghiên cứu. Dẫn chứng như dân số được kết luận là nhân tố tác động tích cực đến minh bạch trong rất nhiều nghiên cứu (Styles & Tennyson, 2007;
Serrano-Cinca et al., 2009; García & García, 2010; Jorge et al., 2011; del Sol, 2013; Guillamón et al., 2016), nhưng trong các nghiên cứu khác mối quan hệ này lại không được tìm thấy (Ingram, 1984; Caba Pérez et al., 2008; Caamaño-Alegre et al., 2013; Alcaraz-Quiles et al., 2015; Tavares & da Cruz, 2017). Trường hợp của
cạnh tranh chính trị còn phức tạp hơn. Nhân tố này được chứng minh là ảnh hưởng
tích cực đến minh bạch trong một số nghiên cứu (Ingram, 1984; García & García, 2010; Ríos et al., 2013; Bearfield & Bowman, 2016); nhưng trong các nghiên cứu khác, quan hệ này lại không tìm thấy (Laswad et al., 2005; Caba Pérez et al., 2008; Serrano-Cinca et al., 2009; Jorge et al., 2011; Cuadrado-Ballesteros, 2014; Alcaraz- Quiles et al., 2015) hoặc thậm chí ngược chiều (García-Sánchez et al., 2013; de Araujo & Tejedo-Romero, 2016; Tavares & da Cruz, 2017).