NHÓM NHÂN TỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 85 - 86)

d) Các nhân tố phải có sự cân đối giữa các nhóm nhân tố trong mô hình

NHÓM NHÂN TỐ TÀI CHÍNH

Điều kiện tài chính của chính phủ có thể ảnh hưởng đến thái độ của họ trong việc thực hiện dự án chính phủ điện tử hoặc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch (Guillamón et al., 2011). Dựa trên luận điểm của các lý thuyết đại diện, hợp pháp hay thể chế, có thể thấy các bên cung cấp nguồn tài chính cho địa phương đều có nhu cầu giám sát và khả năng ảnh hưởng hoặc gây áp lực khác nhau đến các cơ quan chính quyền. Sự khác nhau này phụ thuộc vào mức độ đóng góp của mỗi bên trong tổng nguồn tài chính của địa phương. Nhiều nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa sự gia tăng các nguồn tài chính, như các khoản thu riêng, các khoản hỗ trợ hay nợ vay, với công khai thông tin điện tử (Debreceny et al., 2002; Laswad et al., 2005; Styles & Tennyson, 2007; García & García, 2010; Jorge et al., 2011). Luận án cũng xem xét ảnh hưởng của các khoản hỗ trợ, đại diện cho nhân tố phụ thuộc tài chính, đến minh bạch ngân sách; nhưng không kiểm tra tác động của nợ vì dữ liệu nợ của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam chưa được thống kê và công khai đầy đủ tại mốc thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố

nguồn lực tài chính và kết quả tài chính phản ánh các khía cạnh tài chính khác cũng

được bổ sung để kiểm tra tác động của chúng đến minh bạch ngân sách của CQĐP.

Phụ thuộc tài chính

Sự phụ thuộc tài chính thể hiện mức độ hỗ trợ về mặt tài chính của chính quyền cấp trên và/hoặc chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế cho CQĐP (chưa tính đến các khoản nợ vay). Theo lý thuyết đại diện, sự hỗ trợ này được cho là một nhân tố

thiết yếu trong việc công khai tài chính, cho phép CQTW và/hoặc các bên liên quan khác kiểm soát họ (Ingram, 1984; Ingram & de Jong, 1987; Rodríguez Bolívar et al., 2013). Theo Ingram & de Jong (1987), khi địa phương nhận một tỷ lệ hỗ trợ đáng kể bởi CQTW, điều này làm tăng sự ảnh hưởng và giám sát của chính phủ đối với việc công khai tài chính của địa phương. Ingram (1984) và Lu¨der (1992) cũng cho rằng một địa phương càng phụ thuộc vào số tiền hỗ trợ từ các chủ thể khác bao nhiêu, thì càng phải báo cáo thông tin tài chính chất lượng cao bấy nhiêu, trong đó cần lưu ý rằng các chủ thể đó đang đầu tư nguồn lực để hỗ trợ cho sự phát triển của địa phương. Trong mối quan hệ phụ thuộc này, có vẻ hợp lý khi các chủ thể đặt ra một số yêu cầu nhất định liên quan đến cách thức quản trị tài chính của địa phương (Caba Pérez et al., 2008) như một điều kiện để cung cấp gói hỗ trợ.

Mặt khác, trên cơ sở của lý thuyết hợp pháp, khi các địa phương phụ thuộc càng nhiều vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, chính quyền càng phải quan tâm hơn đến việc thông báo cho người dân về rủi ro các khoản hỗ trợ bị cắt giảm (Alcaraz-Quiles et al., 2015). Về phía người dân, họ cũng muốn biết về việc sử dụng các nguồn lực có được từ các khoản hỗ trợ này, đặc biệt là các khoản có liên quan đến việc thực hiện các chương trình và việc cung cấp dịch vụ công cụ thể cho người dân (khoản hỗ trợ có mục tiêu). Do đó, thông tin tài chính của địa phương phải được công khai trước dân chúng.

Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng sự gia tăng các khoản hỗ trợ có liên quan đến việc thực hành minh bạch tài chính tốt hơn (Ingram & de Jong, 1987; Guillamón et al., 2011; Jorge et al., 2011; Rodríguez Bolívar et al., 2013). Xuất phát từ bối cảnh Việt Nam, nơi có hệ thống quản lý NSNN thống nhất, tập trung và phần lớn CQĐP bị phụ thuộc tài chính vào CQTW13, NCS cho rằng sự ảnh hưởng của CQTW đến CQĐP trong quản lý ngân sách nói chung và công khai thông tin ngân sách nói riêng là rất đáng kể. Vì vậy, giả thuyết đặt ra như sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w