Lý thuyết thể chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 67 - 68)

7 Tài chính nhà nước là tổng thể các hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước, bao gồm quỹ NSNN và các quỹ ngoài ngân sách Trong đó, quỹ NSNN có quy mô lớn nhất và giữ va

2.3.3. Lý thuyết thể chế

Thể chế được định nghĩa là tập hợp những quy tắc hay nhận thức được chấp nhận rộng rãi. Các quy tắc này có thể mang tính chính thức (như hiến pháp, luật) hoặc không chính thức (như truyền thống, tập quán, thông lệ). Lý thuyết thể chế lập luận rằng các thể chế (quy tắc) được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi các tổ chức; đồng

thời nhấn mạnh sự ảnh hưởng của xã hội hay áp lực của môi trường bên ngoài đến hành vi của tổ chức (Meyer & Rowan, 1977; Powell & DiMaggio, 1991). Theo García-Sánchez et al. (2013), các tổ chức bị phụ thuộc vào xã hội hay môi trường bên ngoài để có được các nguồn lực quan trọng cho sự tồn tại của họ, vì vậy, họ sẽ sử dụng các chiến lược nhằm đảm bảo cho sự tiếp tục cung cấp nguồn lực. Các chiến lược này bao gồm việc áp dụng các cấu trúc và thực tiễn được coi là hợp pháp và được xã hội chấp nhận, từ đó tạo ra các cấu trúc và thực tiễn đồng nhất (DiMaggio & Powell, 1983). Lý thuyết thể chế không chỉ giải thích tại sao các cấu trúc và thực tiễn lại trở nên cố thủ, mà còn làm thế nào và tại sao thay đổi lại xảy ra. Nó thường được áp dụng để nhận diện các nhân tố bên ngoài tác động đến sự thay đổi của tổ chức và giải thích quá trình mà tổ chức đó thay đổi để đáp ứng với những kỳ vọng của môi trường bên ngoài (Meyer & Rowan, 1977; DiMaggio & Powell, 1983)

Cùng với lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thể chế được áp dụng để giải thích cho những cải tiến trong quản trị hành chính nhà nước (Carpenter & Feroz, 2001; Ríos et al., 2013; Guillamón et al., 2016), gồm cả minh bạch thông tin trực tuyến. Theo Wang (2002), áp lực từ xã hội hay môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cách thức công khai thông tin của nhà nước. Xã hội càng tiến bộ thì nhu cầu minh bạch thông tin nhà nước của người dân cũng lớn hơn; từ đó, gây áp lực đến việc công khai thông tin nhà nước. Berry et al. (2004) khẳng định, trong thực tế, các dự án chính phủ điện tử, gồm cả công khai thông tin trực tuyến, thường được thực hiện để đáp ứng với các áp lực bên ngoài. Lý thuyết thể chế được áp dụng trong luận án để một lần nữa giải thích cho sự tác động của các nhân tố phản ánh các áp lực bên ngoài (đặc điểm KT-XH của địa phương) đến mức độ minh bạch ngân sách trên website của CQĐP.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w