đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao” (điều 4, Luật NSNN 2015).
17 “Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiệncác chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể” (điều 4, Luật NSNN 2015). các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể” (điều 4, Luật NSNN 2015).
18“Tổng chi ngân sách địa phương là toàn bộ các khoản chi của chính quyền địa phương được thực hiệntrong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình” (đặc tả dữ liệu của Tổng cục Thống kê). trong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình” (đặc tả dữ liệu của Tổng cục Thống kê).
Kết quả tài chính (SUDE): Đề xuất bởi Guillamón et al. (2011), del Sol (2013) hay Alcaraz-Quiles et al. (2015), biến này phản ánh kết quả điều hành, quản lý ngân sách của CQĐP thông qua chỉ tiêu kết dư ngân sách19 bình quân đầu người. Chỉ tiêu này có giá trị dương nếu ngân sách thặng dư hoặc giá trị âm nếu ngân sách thâm hụt.
3.3.2.2 Nhân tố từ phía cầu
Sáu biến cuối cùng phản ánh những khía cạnh khác nhau của môi trường KT-XH tạo áp lực cho chính quyền cấp tỉnh trong việc nâng cao minh bạch ngân sách. Các biến này cũng được đo lường bằng thang đo tỉ lệ và dữ liệu của chúng được lấy từ niên giám thống kê 2017 của Tổng Cục Thống kê và Cục Thống kê 63 tỉnh/thành.
Dân số (POPU): Trong nhiều nghiên cứu trước như Ingram (1984), Caba Pérez et al. (2008), García & García (2010), García-Sánchez et al. (2013) hay Guillamón et al. (2016), biến này được đo lường bởi dân số trung bình của địa phương, được tính bằng cách lấy dân số đầu năm cộng dân số cuối năm, sau đó chia đôi.
Mức độ phát triển kinh tế (GRDP): Theo quan điểm của Ingram (1984), Ríos et al. (2013) hay Harrison & Sayogo (2014), một trong những chỉ số căn bản đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, chỉ số này được gọi là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Số liệu GRDP được Tổng Cục Thống kê trực tiếp biên soạn và công bố từ năm 2017. Một lần nữa, để có sự so sánh tương xứng về quy mô giữa các địa phương, biến GRDP được tính bình quân đầu người.
Mức sống của người dân (EARN): Trong nhiều nghiên cứu trước như Ingram (1984), Serrano-Cinca et al. (2009), Rodríguez Bolívar et al. (2013) hay Guillamón et al. (2011; 2016), biến này được phản ánh thông qua chỉ số thu nhập bình quân đầu người. Ở Việt Nam, công tác thống kê chỉ số này được thực hiện chính thức 2 năm 1 lần, theo năm chẵn. Do không có dữ liệu của năm 2017 nên NCS sử dụng dữ 19 “Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng thu ngân sách so với tổng chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách” (điều 4, Luật NSNN 2015).
liệu của năm 2016 gần nhất với giả định rằng sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các địa phương thay đổi không đáng kể qua 2 năm.
Trình độ dân trí (LETT): NCS dựa vào tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ để đo lường khả năng đọc và hiểu thông tin ngân sách, từ đó nảy sinh nhu cầu sử dụng thông tin này của người dân. Mặc dù có vẻ khiên cưỡng khi cho rằng người biết chữ sẽ phần nào hiểu được thông tin ngân sách nếu nó được trình bày một cách dễ hiểu thông qua Báo cáo ngân sách dành cho công dân, nhưng do ở Việt Nam không có dữ liệu thống kê cấp tỉnh về tỉ lệ dân số có trình độ học vấn cao hơn (ví dụ: trung học phổ thông, cao đẳng hay đại học) nên NCS sử dụng tỉ lệ dân số biết chữ làm biến đại diện cho nhân tố này, tương tự như Ríos et al. (2013) và Harrison & Sayogo (2014).
Hoạt động báo chí (NEWS): Trong các nghiên cứu có đề cập đến hoạt động báo chí, nhân tố này được đo lường bởi (1) số tòa soạn báo và tạp chí (Ingram, 1984; Bearfield & Bowman, 2016), (2) số ấn phẩm báo chí (Laswad et al., 2005) hoặc (3)
số bài viết liên quan đến CQĐP (García & García, 2010). Nếu xét trong mối quan
hệ với sự minh bạch của CQĐP, có lẽ thang đo thứ ba sẽ phản ánh tốt nhất mức độ quan sát của báo chí đối với CQĐP. Tuy nhiên, ở Việt Nam không có dữ liệu thống kê cấp tỉnh về số bài viết liên quan đến CQĐP hay số ấn phẩm báo chí, mà chỉ có dữ liệu thống kê cấp tỉnh về số tòa soạn báo và tạp chí. Thế nên, số tòa soạn báo và tạp chí được NCS sử dụng làm biến đại diện cho hoạt động báo chí của địa phương. Mặc dù thực tế là cơ quan báo chí trung ương ở một số thành phố lớn vẫn có thể viết bài về các CQĐP khác. Nhưng nhìn chung, các bài viết này thường hướng đến những vụ việc cụ thể trong quản lý hành chính tại địa phương chứ ít đánh giá hay bình luận về tình hình ngân sách của CQĐP, vì đây là chức năng của cơ quan báo chí địa phương. Vì vậy, theo NCS, số tòa soạn báo và tạp chí ở địa phương, trong một chừng mực nào đó, phản ánh được mức độ hoạt động của báo chí ở địa phương.
Hội nhập quốc tế hay toàn cầu hóa là một khái niệm rộng, được dùng để mô tả một loạt các hiện tượng phản ánh sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, xã hội và chính trị xuyên quốc gia (Vujakovic, 2009). Mặc dù nhận thức ngày càng tăng về toàn cầu hóa, thật thú vị khi không có một định nghĩa nào được chấp nhận phổ biến cho khái niệm này. Theo Samimi et al. (2011), đi đến một định nghĩa toàn cầu hóa có thể chấp nhận rộng rãi là một nhiệm vụ khó khăn do sự thiếu vắng các lý thuyết nền tảng. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhiều thang đo toàn cầu hóa và không có quy tắc chuẩn để đo lường khái niệm rộng lớn này. Theo Arribas et al. (2009), đo lường toàn cầu hóa là một vấn đề phức tạp vì hai lý do: (i) toàn cầu hóa thể hiện nhiều khía cạnh liên quan vì sự gia tăng các tương tác văn hóa, xã hội và chính trị, đặc biệt hơn là các tương tác kinh tế xuyên quốc gia; (ii) nó không chỉ là một động lực làm tăng sự cởi mở của các quốc gia mà còn phát triển một mạng lưới quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các cá nhân bất chấp mọi khoảng cách xa xôi.
Những tác động rộng lớn của toàn cầu hóa đối với các khía cạnh khác nhau của đời sống (như tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng, thống trị văn hóa và ô nhiễm môi trường) thu hút rất nhiều sự chú ý trong bốn thập kỷ qua (1980 đến nay). Những cuộc tranh luận nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đo lường toàn cầu hóa vì không làm như vậy thì không thể biết lợi ích hoặc chi phí của toàn cầu hóa và cách quản lý nó (Samimi et al., 2011). Dựa trên định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa, các NNC đã cố gắng xây dựng các chỉ số để đo lường nó. Ban đầu, các chỉ số này tập trung chủ yếu vào khía cạnh kinh tế, phản ánh mức độ mở hoặc hạn chế đối với dòng chảy thương mại và tài chính giữa các quốc gia. Theo Anadersen & Herbertsson (2003), mặc dù hai dòng chảy này rõ ràng là một phần quan trọng của quá trình toàn cầu hóa, nhưng chúng không có nghĩa là toàn bộ câu chuyện. Các tác giả này cho rằng đo lường toàn cầu hóa chỉ bằng thang đo thương mại hay tài chính có thể ngụ ý quá hẹp về viễn cảnh của những thay đổi do hội nhập quốc tế tạo ra. Toàn cầu hóa là quá trình phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong đời sống. Nó gồm các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới, dòng vốn quốc tế, sự
giảm thuế và rào cản thương mại, di cư, trao đổi văn hóa, và phổ biến công nghệ và kiến thức vượt ra ngoài biên giới (Samimi et al., 2011). Gần đây, các NNC đã cố gắng đưa tất cả các khía cạnh của toàn cầu hóa vào trong một chỉ số. Họ đã sử dụng các biến/chỉ tiêu phản ánh mức độ hội nhập về kinh tế, xã hội, chính trị, thậm chí là môi trường làm thang đo đại diện cho toàn cầu hóa. Ví dụ KFP, CSGR, KOF, MGI, NGI, GCI (xem phụ lục 10). Tuy nhiên, việc áp dụng các chỉ số toàn cầu hóa đa khía cạnh có sẵn thường gặp trở ngại. Trở ngại lớn nhất là việc thiếu dữ liệu. Điều này càng dễ nhận thấy ở các nước đang phát triển (Goldberg & Pavcnik, 2007). Theo Samimi et al. (2011), không có chỉ số toàn cầu hóa vượt trội duy nhất phù hợp với tất cả trường hợp. Các NNC có thể lựa chọn chỉ số có sẵn hoặc tự phát triển thang đo mới phù hợp với nghiên cứu của họ. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, sự sẵn có của dữ liệu và đặc điểm của các quốc gia đang xem xét (Samimi et al., 2011).
Vì mục tiêu là đo lường mức độ hội nhập quốc tế để kiểm tra sự tác động của nó đến minh bạch ngân sách (chứ không chủ đích xây dựng một chỉ số toàn cầu hóa hoàn chỉnh) và với nguồn dữ liệu thống kê có sẵn ở Việt Nam, NCS dựa vào định nghĩa và phương pháp xây dựng chỉ số KOF của Dreher et al. (2008) để thiết kế thang đo hội nhập quốc tế (toàn cầu hóa) riêng cho nghiên cứu này. Phân tích của Samimi et al. (2011) đã kết luận KOF là chỉ số tốt nhất vì nó đo lường toàn diện các khía cạnh của toàn cầu hóa hơn so với các chỉ số khác. Theo Dreher et al. (2008), toàn cầu hóa là một quá trình làm xói mòn biên giới quốc gia, hội nhập các nền kinh tế, chính trị, văn hóa và công nghệ, và tạo ra những dòng chảy về hàng hóa, vốn, con người và thông tin. Để phản ánh mức độ toàn cầu hóa hay hội nhập quốc tế của địa phương, NCS lựa chọn các chỉ tiêu thể hiện dòng chảy về hàng hóa, vốn, con người và thông tin giữa địa phương với phần còn lại của thế giới ở hai lĩnh vực: kinh tế và xã hội.20