từng bước với thủ tục loại trừ dần, theo mặc định của SPSS, 1 biến độc lập được giữ lại mô hình nếu p-value
≤ 0.1.
Dẫn chứng về việc áp dụng mức ý nghĩa 10% trong chuỗi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trực tuyến (lĩnh vực nghiên cứu mới): Ingram (1984); Laswad et al. (2005); Caba Pérez et al. (2008); García & García (2010); Yu (2010); Jorge et al. (2011); Caamaño-Alegre et al. (2013); Ríos et al. (2013); Cuadrado-Ballesteros (2014); de Araujo & Tejedo-Romero (2016); Tavares & da Cruz (2017).
quy chuẩn hóa khi tất cả các biến được biểu diễn theo cùng một đơn vị đo lường: độ lệch chuẩn. Dấu của nó tương tự βi nhưng độ lớn của nó giúp so sánh mức độ tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Dựa vào các Betai được chứng minh là có ý nghĩa thống kê, NCS đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố đối với từng loại minh bạch ngân sách trên website.
3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.5.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phương pháp định tính được bổ sung để xác nhận và tìm kiếm lời giải thích hợp lý cho kết quả định lượng trước đó, tập trung vào các mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê và các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nhưng chiều hướng không thống nhất với giả thuyết ban đầu. Đối với các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê và chiều hướng thống nhất với giả thuyết ban đầu, NCS vẫn tiến hành nghiên cứu định tính để thu thập thêm bằng chứng nhằm củng cố hơn cho kết quả định lượng.
Đối tượng nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu định tính nêu trên, NCS xác định đối tượng nghiên cứu định tính phải là những người có hiểu biết (lý thuyết và/hoặc thực tiễn) chuyên sâu về lĩnh vực tài chính–kế toán nhà nước, cụ thể:
- Các giảng viên/nhà nghiên cứu thuộc khoa/ngành tài chính–kế toán nhà nước ở các trường đại học/học viện.
- Các cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận quản lý, giám sát, kiểm tra hoặc nghiệp vụ ngân sách của UBND, Sở/phòng Tài chính, Kiểm toán, Kho bạc. Theo Caamaño-Alegre et al. (2013), những người có thời gian công tác trong một lĩnh vực từ 5 năm trở lên thường có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đó. Vì vậy, để thu thập tối đa sự hiểu biết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, NCS xác định các đối tượng nghiên cứu định tính cần có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực tài chính– kế toán nhà nước. Với nhóm đối tượng thứ nhất, dựa vào kiến thức uyên bác của họ, NCS kỳ vọng nhận được những lý giải thỏa đáng về lý thuyết lẫn thực tiễn, vì những kết quả đạt được trong nghiên cứu định lượng có thể không giải thích bằng
các lý thuyết đã đề xuất mà bằng một lý thuyết có sẵn nào khác nhưng NCS chưa nhận diện được, hoặc cũng có thể những lập luận của các lý thuyết đã đề xuất phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với các tình huống, bối cảnh nghiên cứu cụ thể. Đối với nhóm thứ hai, NCS kỳ vọng thu thập được những giải thích chi tiết hơn về bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam, vì lý do nêu trên và cũng vì minh bạch ngân sách không chỉ bị tác động bởi các nhân tố thông qua các mối quan hệ trực tiếp như mô hình nghiên cứu đã đề xuất mà có thể bị chi phối bởi các nhân tố khác thông qua các mối quan hệ phức tạp mà chỉ những người có quan sát hoặc trải nghiệm thực tiễn mới nhận diện được. Theo NCS, kết quả nghiên cứu định lượng khi được kết hợp với những lý giải cặn kẽ trong nghiên cứu định tính tạo ra một sự hiểu biết đầy đủ hơn về lý thuyết lẫn thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam.
3.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, được thực hiện với một mẫu nhỏ đối tượng nghiên cứu. Việc chọn mẫu không thể theo phương pháp xác suất mà theo mục đích xây dựng lý thuyết (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Phần tử của mẫu phải thỏa mãn một số đặc tính nghiên cứu, trong trường hợp này là người có hiểu biết (lý thuyết và/hoặc thực tiễn) chuyên sâu về tài chính–kế toán nhà nước. Về lý thuyết, cỡ mẫu nghiên cứu định tính được xác định tại điểm bão hòa – là điểm mà NNC không phát hiện thêm thông tin nào mới có ý nghĩa từ đối tượng nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm, Guest et al. (2006) đề xuất cỡ mẫu lý tưởng để phỏng vấn sâu nên nằm trong khoảng từ 6 đến 12.
3.5.3. Thu thập và phân tích dữ liệu
Thu thập dữ liệu: Dữ liệu định tính nằm ẩn bên trong đối tượng nghiên cứu nên không thể thu thập bằng phỏng vấn thông thường mà phải bằng thảo luận. Có 2 dạng thảo luận là thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. So với thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi tốn nhiều thời gian, chi phí hơn và dữ liệu thu thập có thể không sâu do thiếu sự tương tác giữa các đối tượng nghiên cứu. Nhưng bởi khả năng dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và có thể đào sâu các vấn đề có tính chuyên môn cao nên thảo
luận tay đôi được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hàn lâm (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Trong tình huống này, các đối tượng nghiên cứu là những người có chức danh, chức vụ cao và làm việc trong các môi trường và địa phương khác nhau nên việc mời họ thảo luận nhóm là rất khó khăn. Vì vậy, thảo luận tay đôi (hay phỏng vấn sâu) được lựa chọn. Đối tượng nghiên cứu được gửi lời mời qua thư điện tử. Trong thư, NCS giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu cũng như nhấn mạnh quyền lợi của người tham gia. Khi đối tượng được mời đồng ý tham gia, thời gian và địa điểm thảo luận được sắp xếp thuận tiện theo yêu cầu của họ. Trong buổi thảo luận, NCS là người trực tiếp đặt câu hỏi gợi ý, dẫn hướng quá trình thảo luận. Nội dung thảo luận được ghi âm với sự đồng ý của đối tượng tham gia.
Để thu thập dữ liệu định tính, NCS dựa vào một dàn bài thảo luận, gồm hai phần chính: (1) Phần giới thiệu và gạn lọc và (2) Phần thảo luận (xem phụ lục 14).
- Phần thứ nhất nhắc lại những vấn đề đã đề cập trong thư mời phỏng vấn trước khi tiến hành phỏng vấn nhằm đảm bảo sự đồng ý chắc chắn của đối tượng tham gia, và tìm hiểu một số thông tin cá nhân nhằm gạn lọc đúng đối tượng cần nghiên cứu.
- Phần thứ hai gồm các câu hỏi gợi ý và dẫn hướng cho việc thảo luận để thu thập dữ liệu. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng bán cấu trúc hoặc mở, tập trung vào việc khám phá các vấn đề như sau: (1) Có hay không về sự ảnh hưởng của các nhân tố đã đề xuất đến minh bạch ngân sách trên website? (2) Chiều hướng của sự ảnh hưởng đó (nếu có), (3) Lý giải về sự ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đó (4) Cách thức hoặc các chỉ tiêu có thể sử dụng để đo lường các nhân tố, (5) Ngoài những nhân tố đã đề xuất thì còn nhân tố quan trọng nào khác có thể ảnh hưởng đến mức độ minh bạch ngân sách trên website? và (6) Nhóm nhân tố nào (cung hay cầu) quyết định mức độ minh bạch ngân sách trên website? Trong quá trình thảo luận, NCS bắt đầu với các câu hỏi bán cấu trúc, dần dần đi hẹp và sâu vào vấn đề cần xác nhận hoặc khám phá. Mục tiêu là thu thập dữ liệu giúp chấp nhận/bác bỏ và tìm kiếm lời giải thích hợp lý cho kết quả nghiên cứu định lượng
trước đó. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, kết quả nghiên cứu định lượng sẽ không được cung cấp cho đối tượng nghiên cứu.
Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ đối tượng nghiên cứu được phân tích ngay sau mỗi buổi phỏng vấn theo các bước sau: đầu tiên, dữ liệu ghi chép hoặc ghi âm trong buổi phỏng vấn được sao chép lại cẩn thận đồng thời với việc loại bỏ những nội dung không liên quan; tiếp đến, chúng được phân loại và kết nối theo hệ thống các câu hỏi nghiên cứu; sau cùng, dữ liệu tổng hợp của mỗi buổi phỏng vấn được đối chiếu với cơ sở lý thuyết và kết quả định lượng nhằm chấp nhận hoặc bác bỏ và/hoặc bổ sung thêm cho lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, dữ liệu của mỗi buổi phỏng vấn cũng được so sánh với dữ liệu của buổi phỏng vấn trước nhằm phát hiện những điểm mới hoặc khác biệt trong quan điểm của các đối tượng nghiên cứu. Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu tiếp diễn cho đến khi đạt điểm bão hòa.
Sau khi phân tích toàn bộ dữ liệu định tính, NCS tổng hợp kết quả định tính, đối chiếu nó với cơ sở lý thuyết và kết quả định lượng để đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Kết luận chương 3
Dựa trên một khung nghiên cứu gồm cơ sở lý thuyết và các vấn đề thực tiễn, NCS xác định 4 tiêu chí lựa chọn các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của CQĐP Việt Nam, gồm: (i) tầm quan trọng và/hoặc sự phổ biến; (ii) sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; (iii) dữ liệu có sẵn, đầy đủ và nhất quán; và (iv) sự cân đối giữa các nhóm nhân tố trong mô hình. Theo đó, 10 nhân tố chọn lọc từ các nghiên cứu trước và 1 nhân tố mới được đưa vào 3 phương trình định lượng để kiểm tra tác động của các nhân tố đến từng loại minh bạch ngân sách (bắt buộc, tự nguyện và tổng hợp). Nhân tố hội nhập quốc tế là một khái niệm gồm nhiều thành phần. Vì vậy, kỹ thuật EFA với phép trích PCA được dùng để kết hợp các thành phần vào một thang đo duy nhất cho nhân tố này. Tiếp theo, kỹ thuật MLR theo phương pháp ước lượng OLS được dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu. Cuối cùng, nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi được đề xuất nhằm giải thích cặn kẽ hơn cho kết quả đạt được từ nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu nêu trên thuộc dạng hỗn hợp giải thích, giúp mang lại hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu nên được cho là có giá trị hơn so với việc áp dụng định tính hay định lượng riêng lẻ.