Các phương pháp đo lường mức độ minh bạch

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 62 - 63)

7 Tài chính nhà nước là tổng thể các hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước, bao gồm quỹ NSNN và các quỹ ngoài ngân sách Trong đó, quỹ NSNN có quy mô lớn nhất và giữ va

2.2.4. Các phương pháp đo lường mức độ minh bạch

Trong nghiên cứu thực nghiệm về minh bạch, cả khu vực tư lẫn khu vực nhà nước, minh bạch đóng vai trò chủ đạo và phải được đo lường theo một cách nào đó. Thế nhưng, minh bạch là khái niệm lý thuyết, rất khó để đo lường một cách trực tiếp (Hassan & Marston, 2010). Như đã đề cập ở phần khái niệm, minh bạch đạt được dựa trên việc công khai thông tin bởi các chủ thể có trách nhiệm. Minh bạch là một tính chất được kỳ vọng, còn công khai là hành động để đạt được tính chất đó. Mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng 2 khái niệm này lại có mối liên hệ mật thiết nên thường được dùng song song hoặc thay thế lẫn nhau trong thực tiễn cũng như nghiên cứu hàn lâm. Thực tế là trong rất nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, cụm từ “công khai, minh bạch” được nhắc đến thường xuyên như một trong những nguyên tắc quản lý hành chính nền tảng.11 Bên cạnh đó, trong chuỗi nghiên cứu về công khai/minh bạch, rất nhiều tác giả đã đo lường mức độ minh bạch dựa vào mức độ công khai (Jorge et al., 2011; del Sol, 2013; Cuadrado-Ballesteros, 2014; Tejedo- Romero & de Araujo, 2015; Bearfield & Bowman, 2016; Tavares & da Cruz, 2017), và cũng không thấy có sự khác biệt đáng kể nào giữa cách thức đo lường khái niệm

minh bạch và cách thức đo lường khái niệm công khai trong các nghiên cứu

(Rodríguez Bolívar et al., 2013). Nói cách khác, mức độ minh bạch có thể được đo lường thông qua mức độ công khai. Theo Hassan & Marston (2010), có 2 hướng tiếp cận để đo lường mức độ công khai:

- Tiếp cận trực tiếp cung cấp các thang đo bằng cách kiểm tra các phương tiện công khai gốc như báo cáo thường niên hoặc website của đơn vị. Việc kiểm tra phương tiện công khai thường được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích nội dung kết hợp với chỉ số được thiết lập sẵn để quy đổi ra mức độ công khai. Một số thang đo khác có thể được xây dựng dựa trên việc đếm số lượng công khai (ví dụ như số lượng bài đăng trên website/facebook thể hiện tần suất công khai), hay

11 Ví dụ: Khoản 1, Điều 33, Hiến pháp 2013; Khoản 1, Điều 8, Luật NSNN 2015; Khoản 5, Điều 12, LuậtĐầu tư công 2014; Khoản 2, Điều 5, Luật Kiểm toán Nhà nước 2015; Khoản 4, Điều 2 và Khoản 3, Điều 3, Đầu tư công 2014; Khoản 2, Điều 5, Luật Kiểm toán Nhà nước 2015; Khoản 4, Điều 2 và Khoản 3, Điều 3, Luật tiếp cận thông tin 2016.

việc đánh giá các biểu hiện của dự báo quản lý hoặc sự tự nguyện công khai tin tốt/xấu.

- Tiếp cận gián tiếp gồm các thang đo được phát triển mà không cần xem xét phương tiện công khai gốc. Các thang đo này đưa ra kết luận về mức độ công khai thông tin hay môi trường thông tin nói chung dựa vào các cuộc điều tra (khảo sát) hoặc dựa vào biểu hiện dự báo của nhà phân tích, số lượng nhà phân tích đang theo dõi công ty, thời gian niêm yết và khả năng niêm yết ở những thị trường phát triển.

Thông qua xem xét, đánh giá toàn diện 50 thang đo công khai trong 40 nghiên cứu, Hassan & Marston (2010) chỉ ra rằng phương pháp đo lường mức độ công khai dựa vào chỉ số được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghiên cứu và cũng là phương pháp đáng tin cậy và có giá trị nhất, tiếp đến là khảo sát, các phương pháp còn lại chỉ được sử dụng rải rác trong vài nghiên cứu. Phụ lục 07 trình bày những ưu và nhược điểm của phương pháp chỉ số và phương pháp khảo sát trong đo lường mức độ công khai.

Trong chuỗi nghiên cứu về công khai/minh bạch trên internet/website của các cấp chính quyền, thang đo công khai/minh bạch do các tác giả tận dụng các chỉ số công khai/minh bạch quốc gia hoặc quốc tế có sẵn (ví dụ TI-Spain trong Guillamón et al., 2011; del Sol, 2013; Cuadrado-Ballesteros, 2014; Tejedo-Romero & de Araujo, 2015; de Araujo & Tejedo-Romero, 2016 hay OBI trong Ross, 2011; Ríos et al., 2013; Wehner & De Renzio, 2013; Harrison & Sayogo, 2014) hoặc tự xây dựng bằng một trong hai phương pháp trên (chỉ số, khảo sát). Việc tận dụng chỉ số có sẵn hay tự xây dựng thang đo riêng, và bằng phương pháp nào, phụ thuộc khá nhiều vào mục tiêu đánh giá công khai/minh bạch, bối cảnh nghiên cứu, giới hạn về thời gian và khả năng tiếp cận, thu thập dữ liệu của NNC (Hassan & Marston, 2010).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w