Nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin nhà nước chủ yếu được tiến hành ở các nước tư bản phát triển. Các nước này có môi trường chính trị, KT-XH rất khác so với Việt Nam. Việc đưa toàn bộ các nhân tố đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu trước vào luận án là không hợp lý mà cần có sự chọn lọc và/hoặc bổ sung cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Trong nghiên cứu trước, nhân tố chính trị, cụ thể là hệ tư tưởng chính trị và cạnh tranh chính trị, được chứng minh là có tác động đến sự minh bạch của các cấp chính quyền. Các nghiên cứu này đều thực hiện ở các nước có nền chính trị đa đảng. Dữ liệu về các hoạt động/sự kiện chính trị tại các nước này thường được công khai đầy đủ và luôn có sẵn, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu các vấn đề chính trị. Ở Việt Nam, từ sau 1975, nền chính trị thống nhất dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyền là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự thống nhất này thể hiện bởi nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động không chỉ của Đảng mà còn của Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việt Nam không chấp nhận đa đảng nên sự tồn tại của hệ tư tưởng chính trị khác hay cạnh tranh chính trị giữa các đảng trong các cấp chính quyền không được chấp nhận (Nguyễn Xuân Tú, 2018). Chỉ có cạnh tranh chính trị giữa các ứng cử viên trong các đợt bầu cử là cơ bản được chấp nhận dựa
Thang đo minh bạch ngân sách Thang đo nhân tố ảnh hưởng
Thu thập và xử lý dữ liệu
Kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu
Giải thích kết quả nghiên cứu
Xác định các nhân tố Bàn luận về sự ảnh hưởng Đưa ra các hàm ý Quy định pháp luật Nguồn dữ liệu có sẵn Nguồn dữ liệu có sẵn
Thảo luận tay đôi với chuyên gia Hồi quy tuyến tnh
đa biến OLS
77
trên quy định về quyền ứng cử và giới thiệu ứng cử trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 (Nguyễn Quốc Sửu, 2019). Trong nghiên cứu trước, cạnh tranh chính trị giữa các chính trị gia được đo lường bằng các biến đại diện như: số ứng cử viên trên số vị trí, tỉ lệ phiếu bầu cho người trúng cử hay chênh lệch giữa tỉ lệ phiếu bầu cho người trúng cử với tỉ lệ phiếu bầu cho người đứng sau. Ở Việt Nam, dữ liệu về bầu cử được công khai trong thời gian diễn ra bầu cử nhưng không đầy đủ, nhất quán giữa các địa phương. Khi đợt bầu cử đã qua, dữ liệu này cũng bị gỡ bỏ khỏi website của CQĐP và phương tiện truyền thông đại chúng. Do việc tiếp cận với từng CQĐP trên cả nước với tư cách là NNC cá nhân để thu thập dữ liệu về bầu cử là rất khó khăn nên NCS quyết định không đưa nhân tố cạnh tranh chính trị vào luận án.
Một nhân tố nữa cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu là giới tính của nhà quản lý với giả thuyết đặt ra là nếu nhà quản lý là nữ thì sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy minh bạch. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chủ tịch UBND đương nhiệm trong thời gian nghiên cứu đều là nam giới. Do không có khác biệt về giới tính của nhà quản lý giữa 63 tỉnh/thành nên không thể áp dụng kỹ thuật kiểm định mối quan hệ dựa trên sự khác biệt (phương sai) cho nhân tố này.
Cuối cùng, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các nước đang phát triển trong vài thập kỷ gần đây, tiến trình hội nhập quốc tế sâu, rộng ở Việt Nam đã tạo những áp lực/tác động lên CQTW và CQĐP để nâng cao hiệu quả quản trị công và quốc tế hóa nền công vụ. Toàn cầu hóa đòi hỏi văn hóa hành chính công truyền thống phải chuyển đổi thành văn hóa quản trị, trong đó yêu cầu sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các chính sách và quan hệ quốc gia với khu vực tư nhân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế (Saner, 2001). Tương tự như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty đa quốc gia do toàn cầu hóa thị trường, các nước đang phát triển phải trải nghiệm áp lực cạnh tranh để hiện đại hóa chính quyền công cộng và làm cho các chức năng nhà nước trở nên hiệu lực và hiệu quả hơn. Theo Saner (2001), một chính phủ hoạt động tốt và quản trị hành chính công hiệu quả là nhân tố chính quyết định năng lực cạnh tranh của các nước đang phát triển. Việc
hoạch định chính sách và thực thi chính sách hiệu lực và hiệu quả là chìa khóa để thu hút Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và để có được các nguồn viện trợ phát triển ưu đãi. Một trong những chính sách đó là thực hiện chính phủ điện tử và minh bạch thông tin trên website. Sự minh bạch giúp gia tăng niềm tin đối với các chính phủ (Coursey & Norris, 2008) cũng như các chính sách kinh tế mà họ đưa ra (Ríos et al., 2013). Và niềm tin, đến lượt nó, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Minh bạch được xem là một thành phần quan trọng của quản trị tốt và chất lượng thể chế, vốn được chứng minh là những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi (Kraay & Kaufmann, 2002). Vai trò của minh bạch, đặc biệt là minh bạch tài chính-ngân sách, ngày càng được các chính phủ và tổ chức quốc tế công nhận (Ríos et al., 2013) như một giá trị cốt lõi của khu vực nhà nước. Do đó, để tiếp cận thị trường vốn quốc tế và duy trì các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, chính phủ các nước có xu hướng áp dụng minh bạch như một chiến lược để đáp ứng với các nhân tố/áp lực quốc tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Xuất phát từ bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng không chỉ ở cấp quốc gia mà còn lan tỏa xuống các cấp địa phương ở Việt Nam, NCS đề xuất một nhân tố mới, chưa được xem xét trong chuỗi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin nhà nước, đó là
hội nhập quốc tế. Nhân tố này được bổ sung vào mô hình nghiên cứu với giả thuyết
đặt ra là những địa phương có mức độ hội nhập quốc tế càng cao (tức áp lực quốc tế càng lớn) thì chính quyền có xu hướng minh bạch ngân sách hơn.