Sự kiện và Marketing trải nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại trung tâm Anh ngữ AMES Chi nhánh Huế (Trang 34 - 37)

5. Cấu trúc đề t ài

1.1.4.3. Sự kiện và Marketing trải nghiệm

Sự kiện và Marketing trải nghiệm là các chương trình được thiết kế để tạo ra tương tác giữa các thương hiệu với người tiêu dùng, bao gồm các hoạt động thể thao, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện hay những hoạt động không chính thức khác.

Những tiếp xúc hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến thái độ và niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Bầu không khí chính là “môi trường bao bọc”

giúp tạo ra hoặc củng cố việc tìm hiểu và mua sắm sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra sự kiện riêng của họ và Marketing trải nghiệm để thu hút người tiêu dùng và giới truyền thông tham gia.

Marketing trải nghiệm không chỉ hiệu quả trong việc thu hút khách hàng tiềm năng, đối với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn có tác dụng rất lớn nếu

sự kiện được tổ chức có hiệu quả và nhắm đúng đối tượng. Bất cứ địa điểm nào đều

có thể trở thành nơi diễn ra các hoạt động Marketing trải nghiệm của doanh nghiệp. Điều quan trọng là địa điểm đó cần có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với với hoạt động

Marketing trải nghiệm.

a, Mụctiêu sự kiện

-Xác định một thị trường mục tiêu hoặc lối sống cụ thể.Sự kiện nhắm đến các

thị trường mục tiêu hoặc lối sống dựa trên yếu tố địa lý, nhân khẩu, tâm lý.

-Tăng sự nhận biết thương hiệu. Tài trợ tạo ra cơ hội tiếp xúc lâu dài và liên tục giữa thương hiệu với thị trường, là điều kiện quan trọng để tăng sự nhận biết và củng cố thương hiệu.

- Tạo ra hoặc tăng cường liên tưởng hìnhảnh thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Bản thân các sự kiện đã chứa đựng sự liên tưởng hìnhảnh thương hiệu.

- Tạo ra các trải nghiệm và gợi lên cảm xúc. Những cảm giác được tạo ra bởi sự

kiện thú vị, bổ ích có thể làm cho khách hàng gián tiếp liên tưởng đến thương hiệu.

- Thể hiện cam kết với cộng đồng hoặc xã hội. Tài trợ cho các tổ chức từ thiện

hoặc tổ chức phi lợi nhuận giúp doanh nghiệp thể hiện cam kết trong kinh doanh.

-Bán hàng và tăng cơ hội quảng bá.Nhiều cuộc thi được tổ chức độc lập hoặc kết

hợp hoạt động Marketing khác để tăng cơ hội bán hàng và quảng bá thương hiệu.

- Giải trí cho khách hàng quan trọng hoặc tặng thưởng cho nhân viên quan trọng.Việc tạo ra các đặc quyền này nhằm thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh

nghiệp với khách hàng quan trọng và nhân viên quan trọng. Chẳng hạn, đối với

nhân viên, sự kiện có thể lôi kéo họ tham gia và nâng cao tinh thần làm việc, tăng

b, Những quyết định tài trợ chính

Quyết định 1: Lựa chọn sự kiện

Nhà Marketing ngày càng chọn lọc các hoạt động tài trợ vì phải cân nhắc kinh phí và cơ hội tài trợ trên thị trường. Nhìn chung, chọn sự kiện tài trợ phải đáp ứng

mục tiêu Marketing, chiến lược truyền thông, khán giả tham gia sự kiện phải phù hợp với thị trường mục tiêu, sự kiện được nhiều người biết đến và có hình ảnh tốt đối với thị trường mục tiêu, người tiêu dùng phải nhìn nhậntích cực về nhà tài trợ.

Quyết định 2: Thiết kế chương trình tài trợ

Chương trình Marketing đi kèm mới quyết định sự thành công cuối cùng của

hoạt động tài trợ. Đó có thể là hàng mẫu, giải thưởng, quảng cáo, bán hàng và quan hệ công chúng. Thông thường, kinh phí dành cho chương trình Marketingđi kèm có

thể tốn kém gấp hai đến ba lần so với ngân sách tài trợ sự kiện đó.

Quyết định 3: Đo lường hoạt động tài trợ

Đây là nhiệm vụ khó khăn đối với nhà tài trợ. Có hai phương pháp để đo lường hiệu quả hoạt động tài trợ gồm phương pháp về phía cung và phương pháp về

phía cầu. Phương pháp về phía cung tập trung đánh giá mức độ bao phủ giới truyền thông, phương pháp về phía cầu tập trung vào đánh giá từ người tiêu dùng.

c, Sáng tạo trải nghiệm

Marketing trải nghiệm có thể thực hiện ngay tại bất cứ đâu và thường mang lại

cảm giác bình dân chođối tượng mục tiêu. Cách này không chỉ truyền đạt tính năng

và lợi ích mà còn kết nối sản phẩm, dịch vụ với các trải nghiệm độc đáo, thú vị cho người tiêu dùng. Marketing trải nghiệm không nhằm mục đích bán sản phẩm mà để

chứng minh rằng thương hiệu làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng như

thế nào.

Dường như người tiêu dùng đánh giá cao Marketing trải nghiệm hơn so với

người khác nghe về điều đó đồng thời sẵn sàng tiếp nhận những hình thức truyền

thông khác của thương hiệu. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp xây dựng bảo tàng

để giới thiệu lịch sử và kể cho khách hàng nghe những câu chuyện về sản phẩm, về thương hiệu hoặc mời khách hàng tham quan dây chuyền sản xuất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại trung tâm Anh ngữ AMES Chi nhánh Huế (Trang 34 - 37)