Quan hệ công chúng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại trung tâm Anh ngữ AMES Chi nhánh Huế (Trang 37 - 38)

5. Cấu trúc đề t ài

1.1.4.4. Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là các hoạt động hướng dẫn nội bộ cho nhân viên của

doanh nghiệp hoặc với bên ngoài (người tiêu dùng, đối tác, chính quyền và các

phương tiện truyền thông) để thúc đẩy và bảo vệ hìnhảnh thương hiệu.

Các chức năng chính của PR bao gồm:

- Quan hệ báo chí: Cung cấp các tin tức và thông tin về tổ chức theo chiều hướng tích cực nhất có thể.

- Tuyên truyền về sản phẩm:Nỗ lực tài trợ để công chúng biết đến sản phẩm.

- Truyền thông tập đoàn: Quảng bá sự hiểu biết về tổ chức thông qua truyền

thông bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Vận động hành lang: Làm việc với các cơ quan pháp luật và chính phủ để

quảng bá hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến luật pháp và quy định.

-Tư vấn: Tham mưu cho nhà quản trị về các vấn đề công chúng, vị trí và hình

ảnh của doanh nghiệp trong giai đoạn thuận lợi và khó khăn.

a, Marketing quan hệ công chúng (MPR)

Nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển sang Marketing quan hệ công chúng để

hỗ trợ xúc tiến và và xây dựng hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp. Cũng như PR tài

chính, PR cộng đồng.

MPR vượt trội hơn so với tuyên truyền và đóng vai trò quan trọng trong các

nhiệm vụ sau: Hỗ trợ tung ra sản phẩm mới, hỗ trợ tái định vị cho sản phẩm bão hòa, tạo sự quan tâm đối với sản phẩm, tác động đến một nhóm đối tượng mục tiêu, bảo vệ những sản phẩm gặp vấn đề với công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu

theo cách tốt đẹp.

Các công cụ của MPR bao gồm: các ấn phẩm (báo cáo thường niên, tài liệu

quảng cáo, bài báo, bản tin doanh nghiệp, tạp chí, các tài liệu nghe nhìn), sự kiện

(họp báo, hội thảo, đi du lịch, hội chợ thương mại, triển lãm, cuộc thi, ngày kỷ

niệm), tài trợ (thể thao, văn hóa, sự kiện xã hội khác), tin tức (tin tức tích cực về

doanh nghiệp, sản phẩm, nhân viên), bài diễn văn (CEO trả lời phỏng vấn trên các

phương tiện truyền thông và tham gia các cuộc nói chuyện với các hiệp hội, bán hàng,…), hoạt động phục vụ công cộng (đóng góp thời gian, nhân lực, tiền bạc cho

các hoạt động xã hội), bản sắc truyền thông (xây dựng hệ thống nhận diện thương

hiệu: logo, văn phòng phẩm, tài liệu quảng cáo, bảng hiệu, đồng phục,…)

b, Các quyết định quan trọng trong Marketing quan hệ công chúng

Quyết định 1: Thiết lập mục tiêu.

Marketing quan hệ công chúng có thể tạo ra sự nhận biết bằng cách đưa ra các

câu chuyện trên các phương tiện truyền thông để gây sự chú ý của mọi người. Qua đó, nhà Marketing xây dựng niềm tin bằng cách truyền đạt thông điệp trong việc

biên tập thông tin. MPR còn giúp doanh nghiệp kích thích sự nhiệt tình từ lực lượng bán hàng và đại lý bằng các câu chuyện về sản phẩm mới trước khi tung ra thị trường. MPR cũng ít tốn kém hơn Marketing qua thư và quảng cáo đại chúng.

Quyết định 2: Lựa chọn thông điệp và công cụ.

Quyết định 3: Thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả qua các tiêu chí: số lần xuất hiện, sự nhận biết và sự lĩnh hội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại trung tâm Anh ngữ AMES Chi nhánh Huế (Trang 37 - 38)