6. Kết cấu của đề tài
1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Đầu tư cho con người, nhằm nâng cao chất lượng của từng cá nhân, tạo ra khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả xã hội,từ đó nâng cao năng suất lao động. Garry becker người mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992, khẳng định “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”.
Lịch sử các nền kinh tế trên thể giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, trước khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông. Cách thức để thúc đẩy sản xuất đến lượt nó thúc đẩy cạnh tranh, là phải tăng hiệu quả giáo dục.
Các nước và các lãnh thổ công nghiệp hóa mới thành công nhất như Hàn Quốc, Singarpor, Hồng kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỷ 70 và 80 thường đạt mức độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu cũng cho thấy thành công của Nhật bản và Hàn Quốc trong kinh tế không chỉ do phần đông dân cư có học vấn cao mà do các chính sách kinh tế, trình độ quản lý hiện đại của họ, một phần lớn là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại sao nguồn nhân lực lại có tác dụng lớn đến như vậy? Bởi lẽ nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong nhưng nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển ất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người ) Vật lực (Nguồn lực vật chất, công cụ lao động đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên ), Tài lực (nguồn lực về tài chính tiền tệ ) … song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực của sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.
Từ xa xưa cong người bằng động lực lao động và nguồn lực do chính bản thân mình tao ra , để sản xuất ra sản phẩm thõa mãn nhu cầu của bản thân mình. Sản
19
xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng cao, hợp tác ngày càng chặt chẽ, tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người do máy móc thiết bị thực hiện (các động cơ phát lực ), làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ.
Nhưng ngay cả khi đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ :
Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị đó, điều đó thể hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người.
Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người (tức là tác động của con người )thì chúng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.
Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể các năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực của con người.
1.2.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển
Phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Nói khác đi, con ngườilà lực lượng tiếu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, và như vậy nó thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Mặc dù sự phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người tác động mạnh mẽ tới sản xuất , định hướng phát triển của sản xuất thông quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú và đa dạng và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần. Về số lượng và chủng loại hàng
hoá càng ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.
20
1.2.3. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội.
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, biến thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người.
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm mới chở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự thiên nhiên, tăng thêm động lực cho sụ phát triển kinh tế xã hội.
Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của nghệ của nước đó. Trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có nhiều bài học thất bại khi một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn yếu
.Sự yếu thể hiện ở thiếu chuyên gia giỏi về khoa học công ghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân làng nghề và đó không thể ứng dụng các công nghệ mới. Không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo nguồn nhân lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu tụt hậu so với các nước khác.
1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1.3.1. Về kinh tế - xã hội
Đây là nhân tố có vai trò quyết định đến trình độ phát triển NNL CLC ở một quốc gia. Mối quan hệ giữa GDP và HDI ở một số nước trong khu vực dưới đây:
Bảng 1.2: Quan hệ giữa GDP và HDI ở một số quốc gia năm 2018
TÊN NƯỚC GDP ĐẦU NGƯỜI (PPP – USD)
HDI THỨ HẠNG
Singapore 100,345 0,934 3
21
Thái Lan 19,476 0,765 68
Lào 7,925 0,604 119
Việt Nam 7,510 0,693 122
Nguồn: - Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người, IMF, 2018
- Báo cáo chỉ số phát triển con người, UNDP, 2018
Từ bảng 1.2 cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào việc nâng cao chỉ số phát triển con người tức là các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng NNL và phát triển NNL CLC. Chỉ tiêu GDP có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển NNL CLC, khi GDP càng cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư cho phát triển NNL CLC.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao càng có điều kiện đầu tư cho giáo dục đào tạo, khi giáo dục đào tạo phát triển lại góp phần trực tiếp vào việc tạo ra NNL CLC. Do đó, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và NNL CLC có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế là nền tảng phát triển của giáo dục, phát triển NNL CLC và đến lượt nó NNL CLC là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
1.3.2. Giáo dục và đào tạo
Karl Marx viết: “Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì nó là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chi phí cao hơn. Người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để tạo ra nó và vì vậy, nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn”.
Luật giáo dục năm 2015 của nước ta có ghi: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Thực tế cho thấy quốc gia nào quan tâm đến giáo dục và đào tạo thì quốc gia đó có NNL CLC, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của NNL CLC. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, NNL CLC càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do đó, cần
22
phải phát triển NNL CLC để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động ở trong nước và hướng ra xuất khẩu lao động có trình độ cao ra khu vực và thế giới. Muốn vậy, giáo dục đào tạo có vai trò quyết định đến quá trình hình thành đội ngũ NNL CLC. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Báo cáo Giám sát toàn cầu về Giáo dục cho mọi người (GDCMN) năm 2018.
Theo báo cáo này, trong số 129 quốc gia được UNESCO tiến hành khảo sát, Việt Nam đứng thứ 79 về Chỉ số phát triển GDCMN (EDI - Education for All
Development Index) với 0,899 điểm và là nước có chỉ số EDI đứng thứ 3/6 nước Đông Nam Á.
Bảng 1.3: Chỉ số EDI của một số nước Đông Nam Á
Tên nước EDI Xếp hạng
Malaysia 0,945 54 Indonesia 0,935 62 Myanmar 0,866 94 Philippines 0,893 82 Việt Nam 0,899 79 Campuchia 0,807 103
Nguồn: UNESCO (Báo cáo Giám sát toàn cầu về Giáo dục cho mọi người (GDCMN) năm 2018
Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người, cũng đã cho thấy: Brunei, Campuchia và Indonesia đã đạt được mục tiêu Phổ cập Giáo dục Tiểu học. Myanmar và Philippines có nhiều cơ hội đạt được phổ cập Giáo dục Tiểu học vào năm 2015 trong khi Lào, Malaysia và Việt Nam đang đứng trước rủi ro khó có thể đạt đuợc mục tiêu này đúng thời gian dự kiến. Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu Xóa mù chữ cho người lớn vào năm 2015.
23
Như đã trình bày, NNL CLC không phải tự nhiên mà có được, phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con người nhân cách, sức lao động, giúp con người phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Trong thời đại hiện nay, khi trí thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì NNL CLC trở thành nguồn tài nguyên quan trọng.
Đối với nước ta, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn và tiếp cận với kinh tế tri thức, đòi hỏi phải phát triển giáo dục và đào tạo. “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống. Đào tạo có nghĩa hẹp hơn giáo dục, thông thường đào tạo đề cấp đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định. Có thể đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề…
Đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Muốn hình thành và phát triển NNL CLC thì hoạt động đào tạo phải được quan tâm đầu tư đặc biệt. Nâng cao hoạt động đào tạo là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển NNL CLC.
1.3.3. Dân số
Dân số có tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng NNL. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng dân số. Theo các nhà nguyên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP tối thiểu là 3% lúc đó mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bình thường.
Bảng 1.4: Mức gia tăng về dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020
24
Năm Số người vào độ tuổi lao động
Số người ra khỏi tuổi lao động
Tổng số người trong tuổi lao động tăng thêm
2005 1.747,7 356,9 1.390,8
2010 1.812,4 369,9 1.442,5
2015 1.879,9 491,6 1.388,3
2020 1.862,9 892,0 970,9
Nguồn: Quỹ dân số Liên hiệp Quốc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019)
Từ số liệu trên cho thấy, tổng số lao động tăng thêm ở nước ta vẫn ở mức cao. Điều này vừa có cả thuận lợi lẫn khó khăn, thuận lợi là nguồn cung lao động luôn dồi dào; tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm là vấn đề khó khăn trong bối cảnh chất lượng NNL chưa cao, thị trường lao động chưa phát triển. Do đó, tăng trưởng dân số phải phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế, có như vậy mới đảm bảo sự phát triển ổn định. Đặc biệt là tạo điều kiện để phát triển NNL CLC đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Bên cạnh vấn đề dân số thì y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL, trong đó sức khỏe về thể chất sẽ mang lại sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Vì vậy, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho người dân sẽ tác động đến nâng cao chất lượng NNL. Đầu tư về y tế tốt sẽ đảm bảo sức khỏe cho NNL.
1.3.4. Các chính sách phát triển NNL CLC
Đảng và Nhà nước luôn quan niệm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” ở nước ta. Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng, là biện pháp hàng đầu để phát triển NNL CLC phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó NNL CLC đóng vai trò quyết định đến chất lượng phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, chính sách phát triển NNL CLC có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
25
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện một số chính sách lớn về phát triển NNL CLC như sau:
Tăng cường đào tạo và phát triển NNL có trình độ cao ở bậc đại học và trên đại học để phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế chủ đạo, có hàm lượng tri thức cao, các ngành công nghệ cao, ngành dịch vụ chất lượng cao và các ngành kinh tế mũi nhọn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác khuyến học, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, gắn với quy hoạch cán bộ kế cận lâu dài. Có như vậy mới tạo ra đội ngũ NNL CLC trong tương lai.
Mở rộng phát triển quy mô đào tạo ở bậc dạy nghề và bậc trung học chuyên nghiệp nhằm khắc phục tình trạng “thiếu thợ” tức là thiếu lao động lành nghề, công nhân bậc cao.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đào tạo chủ động, tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, cần chú trọng quan tâm đến đào tạo nghề. Xây dựng thêm các trường đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao với cơ cấu đa ngành nghề, có công nghệ hiện đại, quá trình giảng dạy tiên tiến ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Đào tạo NNL cho nông thôn để đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời cung ứng NNL cho các khu công nghiệp ở các thành phố và các vùng lân cận tiến tới xuất khẩu lao động.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN NNL CLC VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN NNL CLC
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc với dân số hơn 1,343 tỷ người, diện tích tự nhiên 9.597 km2, hiện đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm 2011, chỉ số phát triển con người