6. Kết cấu của đề tài
3.2.6. Nhóm giải pháp về y tế
Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật bằng việc phát triển sự nghiệp giáo dục, việc nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho người dân là tiền đề quan trọng, có tính chất đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố. Bởi vì, không có sức khỏe thì con người không thể trở thành nguồn lực xã hội được.
Nhìn chung, tình trạng sức khỏe của người dân Tây Ninh vẫn chỉ ở mức trung bình, đặc biệt tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng khá cao. Nguồn nhân lực Tây Ninh còn kém cả về tầm vóc và thể lực thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một mặt thể trạng chung của người Châu Á; mặt
86
khác, do tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em những năm trước đây chưa thực hiện tốt, đồng thời do kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân chưa cao, trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm súc sức khỏe còn thấp.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, Tây Ninh phải không ngừng nâng cao tình hình sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường sống bằng các biện pháp sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi người dân. Đặc biệt cần quan tâm đến các vùng xa trung tâm thành phố, ngoại ô, bởi vì đây là những nơi mà công tác chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, trẻ em còn suy dinh dưỡng nhiều.
Mở rộng mạng lưới y tế dự phòng, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phấn đấu đưa chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,65m trở lên; từng bước chuẩn hóa công tác đào tạo cán bộ y tế và có chính sách ưu đãi thu hút nhân lực y tế.
Đầu tư nâng cấp, cải thiện hạ tầng cơ sở, xây dựng mới bệnh viện quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại, cải thiện môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Hiện nay, mật độ cây xanh ở thành phố còn quá thấp. Đặc biệt là xử lý tiếng ồn và bụi, chất thải công nghiệp nguy hại môi trường sống bằng cách đưa các nhà máy công nghiệp ra khu vực ngoại thành.
Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ lao động, đặc biệt đối với lao động trong điều kiện độc hại, chú trọng đối với lao động nữ. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động theo quy định của Nhà nước, đặc biệt là các khu công nghiệp của thành phố, nơi tập trung nhiều lao động.
Bên cạnh đó, môi trường ngày càng bị ô nhiễm do quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp, các nhà máy công nghiệp. Vì vậy, thành phố cần có những biện pháp mạnh để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng cao. Phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, xử
87
lý chất thải của các nhà máy, các khu công nghiệp. Có như vậy mới giảm sự ô nhiễm môi trường.
88
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1 và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ở chương 2, ở chương 3 tác giả nêu lên quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Tây Ninh sử dụng nhân lực chất lượng cao. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và sử dụng nhân lực chất lượng cao gồm: xây dựng, thực hiện và khai thác hiệu quả chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao; đổi mới chính sách chung về sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước; xây dựng chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phải mang tính toàn diện; đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước; đổi mới, thực hiện hợp lý việc tuyển dụng, bố trí sử dụng và thăng tiến đối với nhân lực chất lượng cao; Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất trong thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.
89
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I. KHUYẾN NGHỊ
Sau khi nghiên cứu thực trạng và chỉ ra những vấn đề cần giải quyết , tác giả luận văn xin nêu một số khuyến nghị sau::
1. Đối với Thành phố
Thành phố cần sửa đổi và ban hành chính sách thu hút nhân tài để phù hợp với yêu cầu mới để từ đó thu hút được NNL CLC từ các địa phương ngoài thành phố;
Cần có quy hoạch tổng thể về đào tạo NNL CLC, cần có sự phối hợp giữa các trường, các đơn vị đào tạo trên địa bàn thành phố. Đặc biệt quan tâm đến các cơ sở dạy nghề, vì đây là nguồn cung cấp về lực lượng lao động là công nhân lành nghề, mà lực lượng này ở thành phố đang thiếu hụt trầm trọng;
Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người lao động về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm;
Thành phố cần hợp tác với các cơ sở đào tạo có chất lượng trên thế giới, phối hợp với các cơ sở đào tạo ở thành phố trong quá trình đào tạo và phát triển NNL CLC. Trong đó quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành.
2. Đối với các doanh nghiệp
Phối hợp với các cơ quan chức năng về đào tạo NNL CLC theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Có thể tiến tới đào tạo nguồn nhân lực ngay tại doanh nghiệp của mình, như mô hình mà các doanh nghiệp ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã thực hiện.
Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đối với người lao động kịp thời theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nâng cao thu nhập cho
người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Có như vậy, mới thu hút được NNL CLC vào các doanh nghiệp.
3. Đối với người lao động
Có thái độ làm việc tính cực, chấp hành kỷ luật, quy định doanh nghiệp; Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
90
II. KẾT LUẬN
Luận văn cao học Phát Triển NNL CLC Ở Thành phố Tây Ninh, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:
- Thành phố Tây Ninh có vị trí quan trọng ở Đông Nam Bộ. Là trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng, có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển NNL CLC.
- Dân số Thành phố đang trong giai đoạn “Dân số vàng”. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lao động của Thành phố chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển NNL CLC về mặt số lượng.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng lên cả về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, Thành phố vẫn còn tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Đặc biệt nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn là THCN và CNKT của thành phố là tương đối lớn.
- Các cơ sở giáo dục và đào tạo trên đại bàn Thành phố ngày càng tăng lên cả số lượng và chất lượng. Điều này đã góp phần tích cực trong quá trình phát triển NNL CLC của Thành phố.
- Thành phố đã có nhiều chính sách để thu hút nhân tài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người tài phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên, vì điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và làm việc, môi trường để tiếp tục phát triển khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế hơn so với một số địa phương khác nên chính sách này vẫn chưa thật sự hấp dẫn người tài ở các địa phương khác (đặc biệt là người có trình độ tiến sỹ)
- Sử dụng NNL CLC vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chủ yếu tập trung ở khu vực Nhà nước. Khu vực ngoài nhà nước lại thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn là THCN và CNKT.
- Hiện nay, Thành phố có 2 trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh đó còn có hơn 10 trung tâm dạy nghề thường xuyên. Đây là điều
91
kiện thuận lợi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố, từ đó góp phần phát triển NNL CLC.
- Trên cơ sở thực trạng đó, luận văn đã đề xuất sáu nhóm giải pháp để phát triển NNL CLC ở Thành phố Tây Ninh. Trong đó nhóm giải pháp về Giáo dục và Đào tạo, nhóm giải pháp về sử dụng NNL CLC và nhóm giải pháp hành chính là những giải pháp trước mắt. Nhóm giải pháp về thu hút NNL CLC, nhóm giải pháp về tạo việc làm, nhóm giải pháp về y tế là những giải pháp lâu dài.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Văn Ánh (2017), “Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (3), tr. 5-8.
2. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2015), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
3. Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh (2019), Giáo trình Kinh tế
nguồn nhân lực, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Cục Thống kê Tây Ninh(2018), Niên giám Thống kê Tây Ninh 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Đảng bộ Thành phố Tây Ninh(2016), Văn kiện đại hội lần thứ XIX, Nxb Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in, Tây Ninh.
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Tống Văn Đường, Nguyễn Nam Phương (2017), Giáo trình Dân số và
Phát triển, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. “Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng”, của tác giả Hoàng Thị Kim Hồng
9. Dương Anh Hoàng (2018), “Về khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (3), tr. 1 - 6.
10. Đoàn Khải (2015), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở
Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật giáo
dục, Điều 1
13. Nguyễn Duy Quý (2018), “Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (2), tr.1 - 7.
14. Sở lao động thương binh và xã hội Thành phố Tây Ninh (2010), Báo
93
15. Văn Đình Tấn (2019), “Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Nội san nghiên cứu lý luận - thực tiễn, , tr.20 - 26.
16. Vũ Bá Thể (2015), Phát triển nguồn lực con người để công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
17. UNESCO (2018), Báo cáo Giám sát toàn cầu về Giáo dục cho mọi
(GDCMN).
18. Nghị quyết 26/2011/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển nhân lực Tây Ninh thời kỳ 2011 -2020.
19. “Chính sách phát triển nhân lực ngành tòa án từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ Chính sách công Học viện Khoa học xã hội năm 2017 của tác giả Đặng Hoài Dinh
20. Bài viết “Phát triển NNL Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trên Tạp chí Cộng Sản ngày 17/4/1015
21. “Đánh giá chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh”, của tác giả Lê Khắc Lộc
22. Luận án tiến sĩ tác giả Võ Thị Kim Loan Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh.
23. .Nguyễn Văn Dung 2011, Nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng phát triển kinh tế thời kỳ mới: từ chiến lược đến thực thi‟, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường đại học Kinh tế- Luật.
24. Lê Thị Hồng Điệp 2010, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội
25. Lê Thanh Hà (2013), Bài giảng Quản trị NNL trong bối cảnh toàn cầu hóa
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH
DEVELOPING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES IN TAY NINH CITY
Nguyễn Xuân Hưng
Trường Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: Nguyenxuanhung76tn@gmail.com
TÓM TẮT
Bài viết này tập trung phân tích lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao .Việc nghiên cứu để làm rõ những vấn đề về tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ,thực
trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành Phố Tây Ninh và từ đó đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành Phố Tây Ninh đến năm 2030
Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành Phố Tây Ninh.
ABSTRACT
This article focuses on analyzing the
theory of high-quality human
resources and the role of high-quality human resources . Research to clarify issues affecting human resource development, the current situation of
high-quality human resources in Tay Ninh City and from there giving directions and solutions to human resource development. High quality in Tay Ninh City until 2030
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm về Nguồn nhân lực chất lượng cao
NNL chưa phải là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. NNL với chất lượng thấp, số lượng đông trong nhiều trường hợp lại trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ngày nay người ta quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng NNL. Con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển NNL là vấn đề trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Đầu tư cho con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở cho sự phát triển bền vững.
Có nhiều cách hiểu khác nhau khi nói về phát triển NNL. Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc, phát triển NNL bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng NNL.
Một quan điểm khác cho rằng: phát triển NNL là gia tăng giá trị cho con người cả về giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho họ trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hộiMột số tác giả lại quan niệm: phát triển NNL
là nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất NNL thông qua hệ thống phân