Nhóm giải pháp tạo việc làm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 87 - 90)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Nhóm giải pháp tạo việc làm

Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm

Trong những năm qua tỷ lệ thất nghiệp của Thành phố Tây Ninh thường được đánh giá là ổn định và hợp lý đối với một đô thị đang trên đà phát triển. Tỷ lệ này căn cứ vào kết quả điều tra lao động việc làm hằng năm.

Đây là kết quả của việc phát triển đời sống trong cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn, đồng đều hơn. Sự tăng trưởng nổi bậc trong những năm gần đây đã tạo được công ăn việc làm đều khắp.

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số cơ học đặc biệt là tình trạng lao động ngoại tỉnh về thành phố tìm việc làm ngày càng tăng, nhiều học sinh, sinh viên ra trường ngày càng đông làm cho cung lao động vượt quá cầu lao động, gây sức ép lớn cho thành phố trong việc giải quyết việc làm. Do vậy, Thành phố phải tập trung nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể:

78

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người chưa có việc làm. Tăng nguồn vốn và hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo việc làm: cần xúc tiến tuyên truyền, quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại du lịch, định hướng phát triển, đẩy mạng cải cách thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng, tạo cơ chế khuyến khích ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này góp phần giải quyết được việc làm cho đối tượng người lao động có trình độ tay nghề cao vào làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển và thu hút việc làm. Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động.

Mở rộng và tăng quy mô các khu công nghiệp (hiện nay Tây Ninh có 5 khu công nghiệp và chế xuất) tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu để thu hút lao động và cùng với nó là quá trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho nhu cầu mở rộng trên.

Giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Chuyển dần lao động trong ngành trồng trọt cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và chăn nuôi, đẩy mạnh nghề rừng và chế biến nông sản.

Việc giảm áp lực gia tăng dân số được tiến hành thông qua thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, thông qua hình thức thông tin, giáo dục, tuyên truyền, cơ chế chính sách cũng như đào tạo cán bộ dân số và kế hoạch hóa gia đình. Khi áp lực gia tăng dân số giảm đi thì việc giải quyết việc làm và thất nghiệp cũng được cải thiện.

Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn theo các hướng sau: Đa dạng hóa sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến nông - lâm sản, phát huy thế mạnh các ngành nghề, làng nghề, khôi phục

79

và phát triển các làng nghề truyền thống như bánh tráng Trảng Bàng, muối ớt Gò Dầu... phát triển du lịch sinh thái ở các làng nghề.

Mặt khác, giải pháp thiết thực và chủ yếu là Thành phố phải tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ lao động phổ thông, trang bị cho họ trình độ nghề nghiệp nhất định để họ có thể tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mình, làm cho chất lượng chung của NNL tăng lên. Đảm bảo cho trên 90% số lao động trẻ mới gia nhập vào lực lượng lao động xã hội có trình độ văn hóa trên cấp 2, trong đó trên 75% đã được đào tạo nghề. Phải đảm bảo được từ 70% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo

Xây dựng và phát triển thị trường hàng hóa sức lao động

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường lao động. Trên thực tế hai vấn đề này có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự hoạt động của thị trường lao động là một vấn đề bức xúc hiện nay.

Để thúc đẩy thị trường lao động của thành phố hoạt động, cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế cho loại thị trường này:

Điều quan trọng đầu tiên là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, tạo ra cầu về lao động từ đó thỏa mãn chúng một cách tự động, tiết kiệm và phù hợp nhất; Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, vươn ra thị trường sức lao động ở nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì khi tiếp xúc và trực tiếp điều khiển những phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao trình độ CMKT cho người lao động;

Tổ chức tốt các hội chợ lao động và việc làm nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu của mình;

Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường sức lao động từ cấp phường, xã, quận, huyện. Củng cố mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm ở các quận, huyện, xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm tập trung có quy mô lớn và chất lượng ở thành phố, ở các khu công nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn có văn phòng tại

80

Thành phố Tây Ninh; Mặt khác, muốn thu hút được lao động chất lượng cao và hình thành thị trường sức lao động, một vấn đề quyết định là môi trường làm việc và thu nhập phải đặt lên hàng đầu. Hiện nay, mặt bằng lương tại Tây Ninh thường không cao. Vì vậy, hiện tượng chất xám chảy ngược vào các thành phố lớn là chuyện bình thường;

Coi trọng công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành nghề... trên cơ sở đó có sự chuẩn bị NNL cho phù hợp. Hiện nay, một nghịch lý xảy ra là những nghề mà thị trường đang cần như xây dựng, kiến trúc, quản lý, kinh doanh, phiên dịch tiếng Nhật, Hàn, Trung Quốc, Đức… thì số lượng đào tạo còn hạn chế trong khi đó một số nghề đã bão hòa như tin học, quản trị kinh doanh... thì lại thu hút số lượng lớn người vào học.

Vì vậy, công tác tư vấn dự báo nghề trong tương lai rất là quan trọng nếu không tình trạng “vừa thiếu, vừa thừa” sẽ là bài toán khó cho việc phát triển thị trường sức lao động ở Thành phố Tây Ninh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)