6. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Tình hình về lao động
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một quốc gia. Sử dụng nhiều hay ít lao động là một tiêu chí quan trọng để xác định ngành kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển. Vì vậy, phân tích tình hình lao động của Thành phố Tây Ninh trong thời kỳ CNH, HĐH là cần thiết, là cơ sở để có những điều chỉnh về nguồn nhân lực cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tình hình lao động của Thành phố từ năm 2015 - 2019 được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3. Lao Động thành phố Sơ bộ 2015 2016 2017 2018 Người - TỔNG SỐ 643.919 651.393 658.382 664.308 Phân theo giới tính -
Nam
355.471 352.202 356.602 358.806 Nữ
288.448 299.191 301.780 305.502
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 134.611 165.517 138.026 142.089 Nông thôn 509.308 485.876 520.356 522.219
40
Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00
Phân theo giới tính
Nam 55,20 54,07 54,16 54,01 Nữ 44,80 45,93 45,84 45,99
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 20,90 25,41 20,96 21,39 Nông thôn 79,10 74,59 79,04 78,61
Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Cục thống kê TP Tây Ninh Nguồn lao động của Thành phố tăng liên tục từ 643.919 người năm 2015, chiếm 61,77% dân số lên 664.308 người năm 2018, chiếm 68,92% dân số; tức là trong vòng 4 năm nguồn lao động đã tăng 20.389 người. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%. Tỷ lệ nguồn lao động của thành phố như trên là khá cao. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này. Trong đó, có nguyên nhân từ chính sách thu hút nhân tài của thành phố đã làm cho lực lượng lao động ở các nơi di chuyển đến thành phố làm việc, làm cho người ở độ tuổi lao động tăng lên. Vì vậy, thành phố cần tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích và thu hút lao động, đặc biệt là lao động giỏi, lao động có trình độ cao, tay nghề cao ở các địa phương và các nơi khác đến làm việc.
Về giới tính, lực lượng lao động nữ vẫn cao hơn nam, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động nam lại cao hơn tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động nữ. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động là nam giới là 6,7%, trong khi con số nàyở lực lượng lao động nữ là 5,8%. Điều này có nguyên nhân trực tiếp là trong những năm qua số lao động là nam di chuyển từ các tỉnh, địa phương khác đến Thành phố làm ăn và sinh sống là nhiều hơn so với nữ giới.
41
Về khu vực, do dân số Tây Ninh sống tập trung chủ yếu ở thành thị nên lực lượng lao động ở thành thị chiếm đại đa số, cao hơn rất nhiều so với lực lượng lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng bình quân lao động trong khu vực thành thị cũng cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân ở thành thị là 6,4% trong khi ở khu vực nông thôn chỉ có 5,3%. Điều này cũng phần nào phản ánh khu vực thành thị luôn hấp dẫn người lao động. Vấn đề này dẫn đến tình trạng lao động tập trung quá nhiều ở thành thị và có thể thất nghiệp, trong khi ở khu vực nông thôn nhiều lúc lại thiếu lao động. Thành phố nên có chính sách để điều chỉnh lại cơ cấu này, có thể đưa các khu công nghiệp ra xa nội thành và chuyển về vùng nông thôn, xây dựng các cơ sở sản xuất ở các vùng nông thôn và đặc biệt là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như bánh tráng Trảng Bàng, muối ớt Gò Dầu…