6. Kết cấu của đề tài
2.4.1. Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Tổng dân số của tỉnh đạt trên 1,1 triệu người, trong đó dân số độ tuổi lao động chiếm hơn 57%. Thời gian qua, vấn đề giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo nghề luôn được các cấp, ngành, chính quyền địa phương quan tâm, tạo cơ hội cho lao động học nghề và tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.
Thông qua các hình thức giáo dục đào tạo, dạy nghề, lực lượng lao động trong các thành phần, lĩnh vực đã có những chuyển biến tích cực.
58
Theo thống kê của UBND tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được củng cố về số lượng và chất lượng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội mà tỉnh đề ra.
Trong tổng số hơn 22.000 cán bộ công chức cả tỉnh, có hơn phân nửa (57,5%) có trình độ đại học (năm 2010 chỉ hơn 43%). Trong khi đó, đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các trường được nâng cao về chất lượng, với hơn 70% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên.
Ở lĩnh vực đào tạo nghề, tỉnh đã hình thành được mạng lưới đa dạng, phong phú, qua đó giúp người lao động có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp để tự tạo việc làm, hoặc tìm việc thích hợp với bản thân.
Con số thống kê ở lĩnh vực đào tạo nghề qua các năm cũng cho thấy những tín hiệu tích cực. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45% và đến 2017 đã tăng lên 64%. Hằng năm, các cơ sở nghề đào tạo khoảng 9.000 học sinh.
Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục, dạy nghề của tỉnh được quan tâm đầu tư. Riêng số lượng lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng tăng qua từng năm.
Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 120.300 người, năm 2016 tăng thêm gần 22.000 người, năm 2017 trên 18.000 người, so với kế hoạch đề ra đạt gần 107%.
Có thể khẳng định, với công tác, kế hoạch về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã triển khai thời gian qua, lực lượng lao động trên nhiều khu vực của tỉnh rất dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động là một vấn đề đáng quan tâm.
Trong báo cáo của UBND tỉnh cũng nêu rõ, nguồn nhân lực tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề như: chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội; tồn tại thực tế là thừa lao động trình độ thấp nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc, trong công tác giáo dục đào tạo, cơ cấu hệ thống chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
59
Việc phân luồng để định hướng giáo dục và đào tạo nghề còn mất cân đối; nhiều trường nghề chưa có sự phối hợp tốt với các trường phổ thông để giới thiệu chương trình đào tạo, cơ hội việc làm trên thị trường…
Trong khi đó, công tác đào tạo nhân lực cho khu vực sản xuất kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế. Đơn cử như trong nông nghiệp, toàn tỉnh có 39 HTX với hơn 1.000 thành viên, nhưng tỷ lệ lao động trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 3,8%; sơ cấp, trung cấp chiếm 6,4%.
Số lao động còn lại làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền nghề. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp của tỉnh đang triển khai thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, một lực lượng lao động có trình độ cao là bài toán cần các cơ quan chức năng sớm có lời giải.
Tương tự, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện vẫn tồn tại thực tế là: địa phương đào tạo nhân lực nhưng không quản lý; mô hình không gắn với việc làm; việc kết nối, liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa sát sao nên sau đào tạo, nhiều học viên đều phải “tự bơi” để tìm công ăn việc làm cho mình. Ở các lĩnh vực đòi hỏi nhân lực trình độ cao, hiện tỉnh cũng đang rất thiếu để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh chỉ mới thu hút được 28 trường hợp tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sĩ và 18 bác sĩ về công tác tại tỉnh.
Trong lĩnh vực y tế, hiện chỉ đạt 5,8 bác sĩ/vạn dân (kế hoạch năm 2015 là 7 bác sĩ/vạn dân; năm 2020 là 8 bác sĩ/vạn dân).
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực phù hợp với thực tế; xây dựng cơ chế thu hút các chuyên gia đến làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức điều tra, tổng hợp các danh mục ngành nghề để thông tin và cung cấp cho thị trường; chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương có sự thống nhất, đồng bộ trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…
60
Thành phố đang tiếp tục thực hiện quyết định số Quyết định số 2044/QĐ-TTg
, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020; Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND , ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011–2020;ban hành đề án đào tạo 100 Tiến sỹ tại các cơ sở nước ngoài; Mặt khác, thành phố cũng có chủ trương hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Thành phố tiếp tục thực hiên các chương trình hợp tác về khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 với đại học Tây Ninh đó là: Nghiên cứu ứng dụng KH - CN phục vụ phát triển Thành phố Tây Ninh; Hợp tác thực hiện chương trình phát triển công nghệ thông tin; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH Thành phố.
Thành phố cũng đã xây dựng trung tâm công nghệ phần mềm với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh, tiến đến phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và khu vực Đông Nam Bộ. Nhờ vậy, lực lượng lao động công nghệ thông tin (CNTT) không ngừng phát triển. Đến nay đã có trên 1.000 cán bộ, chuyên viên có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng về CNTT đang công tác trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của thành phố và công tác tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, thành phố còn có khoảng 10 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, máy, cơ khí, điện - điện tử, kỹ thuật xây dựng v.v... Hàng năm các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Tây Ninh đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho Thành phố mà còn cho cả khu vực Đông Nam Bộ.
2.4.2.Những vấn đề cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
61
Có thể khẳng định, với công tác, kế hoạch về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã triển khai thời gian qua, lực lượng lao động trên nhiều khu vực của tỉnh rất dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động là một vấn đề đáng quan tâm.
Trong báo cáo của UBND tỉnh cũng nêu rõ, nguồn nhân lực tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề như: chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội; tồn tại thực tế là thừa lao động trình độ thấp nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc, trong công tác giáo dục đào tạo, cơ cấu hệ thống chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
Việc phân luồng để định hướng giáo dục và đào tạo nghề còn mất cân đối; nhiều trường nghề chưa có sự phối hợp tốt với các trường phổ thông để giới thiệu chương trình đào tạo, cơ hội việc làm trên thị trường…
Trong khi đó, công tác đào tạo nhân lực cho khu vực sản xuất kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế. Đơn cử như trong nông nghiệp, toàn tỉnh có 39 HTX với hơn 1.000 thành viên, nhưng tỷ lệ lao động trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 3,8%; sơ cấp, trung cấp chiếm 6,4%.
Số lao động còn lại làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền nghề. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp của tỉnh đang triển khai thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, một lực lượng lao động có trình độ cao là bài toán cần các cơ quan chức năng sớm có lời giải.
Tương tự, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện vẫn tồn tại thực tế là: địa phương đào tạo nhân lực nhưng không quản lý; mô hình không gắn với việc làm; việc kết nối, liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa sát sao nên sau đào tạo, nhiều học viên đều phải “tự bơi” để tìm công ăn việc làm cho mình.
62
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở chương 2, tác giả luận văn trình bày khái quát sơ lược về tỉnh Tây Ninh, trong đó nhấn mạnh một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình phát triển nguồn nhân lực; nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Tây Ninh từ năm 2010 đến nay. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành Phố Tây Ninh giai đoạn 2010- 2018. Trong đó, tác giả luận văn phân tích những nội dung: Tình hình dân số , tình hình lao động , chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt chú trọng đến các nhân tối ảnh hưởng đến sự phát triển NNLCLC bao gồm những yếu tố như sự phát triển kinh tế ,tình hình phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo ,sử dụng nguồn nhân lực của Thành Phố.
Từ những nội dung trình bày tác giả có những đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Tây Ninh : Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lương cao và qua đó đưa ra những vấn đề cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
63
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ,MỤC TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
3.1.1. Những quan điểm chủ yếu phát triển NNL CLC ở Thành phố Tây Ninh đến 2030 Ninh đến 2030
Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cùng với khoa học - công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thất bại hay thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội, phấn đấu vươn lên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp trước năm 2020. Để có được NNL CLC, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, việc phát triển NNL CLC của Thành phố Tây Ninh đến 2030 cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất: Phát triển NNL CLC phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2020 - 2030.
“Xây dựng và phát triển Thành phố Tây Ninh trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ với vai trò là trung tâm dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải, trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ của Đông Nam Bộ; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước”. [19, 2]
Theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Thành phố Tây Ninh đến năm 2030, thành phố xác định một số chỉ tiêu sau:
64
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 - 13 %/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2020 là:
Dịch vụ: 55,6%
Công nghiệp và xây dựng: 42,8% Nông nghiệp: 1,6%
Năm 2030, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; tốc độ đổi mới khoa học - công nghệ là 25%.
Duy trì tốc độ tăng dân số ở mức dưới 1%; tạo việc làm mới cho lực lượng lao động hàng năm trên 3 vạn người. Phấn đấu đến 2030 không còn trẻ suy dinh dưỡng, không còn hộ nghèo.
Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tăng cường công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH, đảm bảo tất cả lao động đào tào nghề phù hợp.
Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học phù hớp với yêu cầu. Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo cao đẳng, đại học và dạy nghề. Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng tỷ lệ qua đào tạo, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt trên 70% vào năm 2030 từ trình độ sơ cấp, đến trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.
Do vậy, mục tiêu, nội dung và phương pháp phát triển NNL CLC phải được xác định trên cơ sở yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong từng giai đoạn, cần coi trọng các mặt như: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hiệu quả, gắn đào tạo với phát triển khoa học - công nghệ và sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng NNL là nhân tố đóng vai trò quyết định thành công của quá trình tiếp cận nền kinh tế tri thức.
65
Chất lượng NNL giữ vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế;
Ngoài ra, muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các ngành công nghệ cao trong nước cũng như tại Thành phố Tây Ninh đòi hỏi phải có NNL CLC để thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư, bởi vì trong thực tiễn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn xây dựng nhà máy sản xuất với trình độ công nghệ tiên tiến tại Thành phố Tây Ninh, nhưng không thực hiện được vì không có đội NNL CLCL đáp ứng yêu cầu nên đã phải chuyển đi nơi khác. Do đó, muốn tiếp cận được kinh tế tri thức cần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong quá trình CNH, HĐH, trong đó đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng NNL. Đây là chìa khóa của thành công, và thực tế ở các nước phát triển đã chứng minh: nước nào có NNL CLC, biết khai thác và sử dụng có hiệu quả, thì nước đó nhanh chóng tiếp cận được kinh tế tri thức và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng NNL phải được tiến hành và quản lý trên cả ba mặt chủ yếu một cách đồng bộ: Đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực.
Trong việc phát triển NNL, giữa đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau.