Những Quan điểm chủ yếu phát triển NNLCL Cở Thành Phố Tây Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1những Quan điểm chủ yếu phát triển NNLCL Cở Thành Phố Tây Ninh

Ninh đến 2030

Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cùng với khoa học - công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thất bại hay thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội, phấn đấu vươn lên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp trước năm 2020. Để có được NNL CLC, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, việc phát triển NNL CLC của Thành phố Tây Ninh đến 2030 cần quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất: Phát triển NNL CLC phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2020 - 2030.

“Xây dựng và phát triển Thành phố Tây Ninh trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ với vai trò là trung tâm dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải, trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ của Đông Nam Bộ; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước”. [19, 2]

Theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Thành phố Tây Ninh đến năm 2030, thành phố xác định một số chỉ tiêu sau:

64

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 - 13 %/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2020 là:

Dịch vụ: 55,6%

Công nghiệp và xây dựng: 42,8% Nông nghiệp: 1,6%

Năm 2030, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; tốc độ đổi mới khoa học - công nghệ là 25%.

Duy trì tốc độ tăng dân số ở mức dưới 1%; tạo việc làm mới cho lực lượng lao động hàng năm trên 3 vạn người. Phấn đấu đến 2030 không còn trẻ suy dinh dưỡng, không còn hộ nghèo.

Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tăng cường công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH, đảm bảo tất cả lao động đào tào nghề phù hợp.

Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học phù hớp với yêu cầu. Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo cao đẳng, đại học và dạy nghề. Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng tỷ lệ qua đào tạo, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt trên 70% vào năm 2030 từ trình độ sơ cấp, đến trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

Do vậy, mục tiêu, nội dung và phương pháp phát triển NNL CLC phải được xác định trên cơ sở yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong từng giai đoạn, cần coi trọng các mặt như: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hiệu quả, gắn đào tạo với phát triển khoa học - công nghệ và sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng NNL là nhân tố đóng vai trò quyết định thành công của quá trình tiếp cận nền kinh tế tri thức.

65

Chất lượng NNL giữ vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế;

Ngoài ra, muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các ngành công nghệ cao trong nước cũng như tại Thành phố Tây Ninh đòi hỏi phải có NNL CLC để thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư, bởi vì trong thực tiễn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn xây dựng nhà máy sản xuất với trình độ công nghệ tiên tiến tại Thành phố Tây Ninh, nhưng không thực hiện được vì không có đội NNL CLCL đáp ứng yêu cầu nên đã phải chuyển đi nơi khác. Do đó, muốn tiếp cận được kinh tế tri thức cần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong quá trình CNH, HĐH, trong đó đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng NNL. Đây là chìa khóa của thành công, và thực tế ở các nước phát triển đã chứng minh: nước nào có NNL CLC, biết khai thác và sử dụng có hiệu quả, thì nước đó nhanh chóng tiếp cận được kinh tế tri thức và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng NNL phải được tiến hành và quản lý trên cả ba mặt chủ yếu một cách đồng bộ: Đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực.

Trong việc phát triển NNL, giữa đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau.

Đào tạo NNL bao gồm cả giáo dục, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng. Đào tạo thường xuyên phải xuất phát trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Sử dụng NNL bao gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, sắp xếp NNL dựa trên thành quả của đào tạo kết hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Vấn đề tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực, tôn vinh nhân tài sử dụng nhân tài và NNL CLC bao gồm cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, môi trường làm việc và cơ sở vật chất nghiên cứu, thực nghiệm... nhằm phát huy tối đa sự năng động và tính sáng tạo của yếu tố con người, nhằm đảm bảo cho mọi người phát triển một cách toàn diện.

66

Nếu không quản lý tốt đào tạo thì dẫn đến đào tạo lệch lạc, hoặc thiếu hoặc thừa, không cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, giữa các ngành nghề đào tạo, chất lượng NNL không đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, tạo ra sự mất cân đối cơ cấu NNL so với cơ cấu kinh tế. Nếu sử dụng NNL không được thực hiện tốt, sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí chất xám, có sử dụng tốt thì mới có giáo dục tốt, có trọng dụng người tài thì mới có nhiều người tài. Nếu không tạo ra được môi trường nuôi dưỡng nguồn nhân lực, thì không thể phát huy được hiệu quả của công tác đào tạo, hiệu quả của công tác sử dụng. Do vậy, nâng cao chất lượng NNL phải gắn liên cả ba mặt trên.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng NNL trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Với việc nước ta gia nhập WTO thì nâng cao chất lượng NNL lại càng cấp thiết, bởi đây chính là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập sẽ kích thích sự phát triển của khoa học - công nghệ, do vậy sẽ có đòi hỏi cao hơn đối với đội ngũ lao động, cũng chính là động lực cho sự phát triển NNL của Việt Nam, vì nguồn lao động sẽ có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp quản lý tiên tiến của thế giới để nâng cao khả năng về tay nghề, năng lực quản lý và tác phong làm việc hiện đại.

Thế mạnh của nước ta nói chung và Tây Ninh nói riêng đó là lực lượng lao động trẻ, giá nhân công rẻ. Nhưng nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ không biến thế mạnh đó thành hiện thực bởi vì, nhiều quốc gia khác trong vùng cũng sẵn sàng cạnh tranh bằng yếu tố này. Nhân tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, nhưng không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc sử dụng nhiều vốn. Do đó, cần phải nổ lực không ngừng để cải thiện lực lượng lao động của Việt Nam nói chung và Thành phố Tây Ninh nói riêng. Đó là tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới cũng giúp ta nâng cao chất lượng NNL, làm cho NNL của ta tiếp cận được những tinh hoa văn hóa

67

nhân loại, từ đó quá trình hội nhập quốc tế và khu vực trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chú trọng bồi dưỡng năng lực hành nghề; giáo dục tinh thần chấp hành kỷ luật, pháp luật và ý thức hành động theo pháp luật của người lao động; giáo dục cho nguời lao động nhận thức về văn hóa ứng xử trong công việc, xây dựng tác phong làm việc có tính chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các bên bao gồm các cơ sở giáo dục nghề, hướng nghiệp, các doanh nghiệp và đặc biệt là của bản thân người lao động trong chiến lược đào tạo NNL, một mặt tiếp tục đào tạo cho những ngành cần nhiều lao động, mặt khác ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho những ngành có công nghệ cao. Tuy nhiên, hội nhập không có nghĩa là hòa tan, cho nên phải làm cho người lao động giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, từ đó tạo nên giá trị Việt Nam trong NNL được đào tạo.

Là trung tâm lớn, quan trọng về kinh tế và giao dịch của Đông Nam Bộ, Thành phố Tây Ninh cần chủ động đi đầu trong hội nhập quốc tế và tiếp cận nền kinh tế tri thức, do đó sẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Vì vậy, phát triển NNL CLC phải từng bước, tiến tới đáp ứng xu hướng này.

Thứ năm: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một cách đúng đắn, là điều kiện quyết định việc nâng cao chât lượng NNL

Để tiếp cận được kinh tế tri thức không chỉ đảm bảo về số lượng NNL, mà còn phải đảm bảo đặc biệt về mặt chất lượng của NNL. Tuy nhiên, chất lượng NNL không phải tự nhiên mà có được, phải thông qua quá trình giáo dục, đào tạo về kỹ năng chuyên môn kỹ thuật và năng lực sáng tạo, rèn luyện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ, do đó nâng cao chất lượng đào tạo là phương tiện chủ yếu để nâng cao chất lượng NNL.

Để Giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trước hết nhà nước phải có chính sách trọng dụng nhân tài, thực sự coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy năng lực của những nhà giáo giỏi, đầu đàn trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Thực hiện việc đánh giá đúng và thù lao xứng đáng với kết quả lao động sáng tạo của đội ngũ tri thức; không để lẫn lộn người tài và người bất tài. Phát triển hệ thống

68

học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bồi dưỡng nhân lực cho CNH, HĐH rút ngắn dựa trên tri thức. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Coi trọng cả giáo dục cơ bản và giáo dục đại học; cả giáo dục cho mọi người và giáo dục tinh hoa; liên thông liên kết, giao thoa trong đào tạo, quản lý và sử dụng NNL.

Chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo, kỹ năng kỹ xảo thực hành, năng lực thích nghi sự phát triển của sản phẩm đào tạo; có như thế mới đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 73 - 78)