6. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cùng với các vấn đề kinh tế, phát triển đồng bộ các vấn đề xã hội từ dân số, lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa thể thao v.v... là yêu cầu để củng cố, nâng cao chất lượng NNL, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, nâng cao sức khỏe nhân dân cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, đầu tư cho phát triển NNL CLC được coi là nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố:
Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1%; tăng dân số cơ học khoảng 5%. Dự báo dân số Tây Ninh đến 2025 khoảng 1, triệu người, đến năm 2030 khoảng 1,38 triệu người. Trong đó, dân số thành thị chiếm 92% vào năm 2030.
Cùng với việc mở rộng thêm ngành nghề và phát triển sản xuất thì nhu cầu việc làm càng lớn. Số lao động cần giải quyết việc làm hàng năm cũng tăng lên, do đó cần phải quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động; dự báo hàng năm cần giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 người. Do vậy, phải chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của thành phố.
Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển quy mô các cấp học, ngành học đi đôi với nâng cao chất lượng dạy và học. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc
69
trung học (trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) trong tương lai gần.
Kết hợp giáo dục phổ thông, dạy nghề với giáo dục đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ phát triển mới của thành phố, trong đó chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 40% - 45% trên tổng số lao động có việc làm. Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao, ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa; xây dựng và phát triển nguồn lực con người đảm bảo khả năng tiếp thu, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.