6. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Chất lượng nguồn lao động
Quá trình phân tích trên đây cho thấy, nguồn lao động của Thành phố rất dồi dào và trẻ, có tiềm năng sử dụng và phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, NNL CLC còn phải quan tâm đặc biệt đến chất lượng lao động. Đây là yếu tố quyết định đối với NNL CLC, về thực trạng chất lượng lao động của Thành phố được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:
2.4: Trình độ nguồn lao động của Thành phố
Đơn vị tính: người So sánh (%) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 09/05 Bình Quân Tổng số 643.919 651.393 658.382 664.308 670.145 127,54 6,3 Trình độ văn hóa Cấp 1 105.203 113.968 116.954 121.644 138.639 135,52 7,89
42 Cấp 2 190.756 199.988 196.605 203.027 234.563 124,54 5,64 Cấp 3 199.567 204.551 211.841 215.726 240.516 126,22 5,99 Trình độ CMKT THCN 97.000 88.106 88.040 90.200 - 92,99 - CNKT 29.027 32.956 34.310 37.500 - 129,19 8,91 CĐ-ĐH 56.084 62.028 72.530 76.000 - 135,51 10,66 Trên đại học 3.872 4.623 4.766 5.421 - 140,01 11,87 Chưa qua đào 295.213 330.794 325.754 331.276 - 112,22 3,92
tạo
Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Cục thống kê TP Tây Ninh-Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 72
Nguồn lao động của Thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao trong dân số, cụ thể năm 2015 chiếm 61,77% dân số, đã tăng lên 68,92% dân số vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%. Nguồn lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng năm 2019 so với 2015 là 127,54%.
Về trình độ văn hóa, lao động có trình độ tiểu học vẫn chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ nguồn lao động của Thành phố. Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy, lao động có trình độ văn hóa là tiểu học thường chiếm hơn 20% nguồn lao động của Thành phố. Cụ thể, năm 2015 chiếm 21,26%, năm 2016 chiếm 21,98%, năm 2017 chiếm 22, 26%, năm 2019 chiếm 22,59%.
Đối với lao động có trình độ trung học cơ sở có tốc độ tăng bình quân là 5,64%. Lao động có trình độ trung học phổ thông có tốc độ tăng bình quân 5,99%. Năm 2015 lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 39,60% nguồn lao động;
43
năm 2019 chiếm 39,19% nguồn lao động của Thành phố. Như vậy, lao động có trình độ văn hóa là tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn cao. Do vậy, Thành phố cần có biện pháp để nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn lao động. Từ đó có cơ sở để tiến tới đào tạo nghề cho nguồn lao động chưa trải qua đào tạo
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, qua bảng 2.4 ta thấy rằng: tỷ lệ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, cao đẳng - đại học và trên đại học) so với nguồn lao động của thành phố có xu hướng tăng, năm 2015 tỷ lệ này là 38,65%, %, đến năm 2018 tỷ lệ này tăng lên 38,70%.
Tốc độ tăng bình quân đối với Trình độ trên đại học là 11,87%, đối với đẳng - Đại học là 10,66%, đối với CNKT là 8,91%. Trong khi đó, trình độ THCN lại giảm 2,39%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng bình quân của lao động có trình độ cao đẳng - đại học tăng nhanh hơn so với lao động có trình độ THCN và CNKT. Điều này phần nào phản ánh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ở Thành phố.
Đặc biệt, ở trình độ công nhân kỹ thuật có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ công nhân kỹ thuật năm chiếm 2015 là 20,16% LLLĐ đã giảm qua các năm như sau: 2016 còn 16,99% LLLĐ, 2017 là 16,76% và năm 2018 chỉ còn 16,96%. Điều này đã làm cho đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật thời gian vừa qua thiếu hụt trầm trọng.
Với trình độ Trung học chuyên nghiệp thì có biến động tăng lên. Cụ thể, năm 2015 chiếm là 6,03% nguồn lao động, đã tăng lên 6,94% năm 2018. Tuy nhiên, tộc độ tăng lên đối với trình độ THCN vẫn còn chậm và nguồn lao động ở trình độ này vẫn còn thiếu hụt. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lao động thì thời gian tới thành phố cần có chính sách thu hút lao động có trình độ chuyên môn là THCN và CNKT.
Đây là kết quả của việc đầu tư cho giáo dục và xã hội hóa giáo dục của thành phố đã làm cho lao động có trình độ tăng lên đáng kể. Mặt khác, còn có sự tác động của chính sách thu hút nhân tài của thành phố. Tuy nhiên, xét về cơ cấu trình độ lao động của Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, và chưa hợp lý, cụ thể như sau:
44
Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động
Năm ĐH-CĐ THCN CNKT 2015 1 0,52 1,73 2016 1 0,53 1,42 2017 1 0,47 1,21 2018 1 0,49 1,19 2019 1 0,31 0,46
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 23
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: cơ cấu lao động của Thành phố có sự mất cân đối lớn. So sánh với tiêu chuẩn của Thế giới về ĐH-CĐ : THCN : CNKT là 1:4:10 (tức là cứ có 1 người trình độ đại học, cao đẳng thì tương ứng với 4 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 10 người có trình độ là công nhân kỹ thuật). Đem so sánh cơ cấu trình độ lao động ở Tây Ninh thì còn khoảng cách quá cách xa so với tiêu chuẩn của Thế giới. Chính sự mất cân đối này dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong Thành phố thời gian vừa qua. Đặc biệt, là thiếu thợ lành nghề phục vụ trong tất cả các ngành kinh tế trong thành phố.
Dựa vào các số liệu ở bảng trên, thì Thành phố cần phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu trình độ lao động để đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Đặc biệt, cần quan tâm điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, trong đó chú ý đến lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật và có thể giảm lao động trình độ đại học, cao đẳng.
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NNL CLC 2.3.1. Sự phát triển kinh tế của Thành phố
Quá trình phát triển kinh tế của Thành phố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất nguồn nhân lực. Khi kinh tế phát triển Thành phố sẽ có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố được thể hiện như sau:
45
Bảng 2.6. Sự phát triển kinh tế của thành phố Tây Ninh
So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 09/19 BQ Tỷ Tổng GDP đồng 11690,8 12865,0 15474,5 20384,3 24663,4 211,0 20,5 Tốc độ tăng % - 110,04 120,28 131,73 120,99 - - trưởng GDP Thu nhập Triệu bình quân đầu người 15,007 16,232 19,181 24,793 27,696 184,6 16,6 đồng
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 19,
Trong những năm vừa qua, kinh tế thành phố đều tăng trưởng và phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 20,5%. Đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam. GDP thực tế qua các năm tăng nhanh, cụ thể năm 2015 tổng GDP là 11.690,8 tỷ đồng đã tăng lên 15.474,5 tỷ đồng năm 2017, tiếp tục tăng lên 24.663,4 tỷ đồng năm 2019. GDP năm 2019 tăng 211% so với năm 2015, tức là GDP của thành phố tăng gấp 2 lần trong 5 năm. Đây là thành tựu rất lớn, thành phố cần phát huy.
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 thu nhập bình quân của người dân thành phố là 15,007 triệu đồng, đã tăng lên 16,232 triệu đồng năm 2016. Càng về những năm sau, thu nhập bình quân đầu người lại tăng
46
nhanh hơn. Đến năm 2019 thì thu nhập bình quân đầu người của Thành phố là 27,696 triệu đồng. Với tốc độ tăng bình quân 16,6%.
Với sự phát triển kinh tế nhanh như vậy, thành phố có điều kiện để đầu tư cho phát triển NNL CLC.
2.3.2. Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của Thành phố
Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển NNL CLC. Thời gian vừa qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố ngày càng tăng lên cả số lượng và chất lượng. Điều này được thể hiện ở bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7: Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Tây Ninh
Đơn vị tính: trường So sánh (%) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 09/19 BQ 1. Số trường PT 164 168 171 171 173 105,5 1,3 Tiểu học 96 99 100 100 101 105,2 0,5 Trung học CS 49 50 51 51 52 106,1 1,5 Phổ thông TH 19 19 20 20 20 105,3 1,3 2. Trường CNKT 1 1 1 1 1 100 - 3. Trường THCN 10 7 7 7 7 70 - 4. Trường CĐ , DN 11 10 12 15 15 136,4 8,1
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, trang 144
Qua bảng 2.7 cho thấy, nhìn chung tất cả các trường từ khối phổ thông, trung học chuyên nghiệp cho tới cao đẳng, đều tăng lên về số lượng. Trong đó, khối trường phổ thông tăng thêm 9 trường, cụ thể trường tiểu học tăng thêm 5 trường, trường trung học cơ sở tăng thêm 3 trường và trường trung phổ thông trung học tăng thêm 1 trường. Với tốc độ tăng bình quân là 1,3%. Trong nhóm trường phổ thông thì trường tiểu học tăng nhiều nhất, phản ánh nhu cầu học tập ở
47
cấp tiểu học là rất lớn. Mặc dù có tăng thêm trường nhưng số trường tiểu học của Thành phố vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu học tập của các em ở bậc tiểu học. Thực tế thời gian vừa qua, ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng đầu năm học, các bậc phụ huynh vẫn xếp hàng nộp hồ sơ nhập học cho con em mình vào lớp 1. Bên cạnh đó là tình trạng “chạy” cho con em mình được học ở các trường “điểm”, trường chuẩn quốc gia cũng làm cho vấn đề giải quyết đáp ứng nhu cầu học tập của các trường thuộc nhóm này là rất khó khăn và phức tạp. Để đáp ứng nhu cầu học tập của các em nhiều trường đã tổ chức lớp học với số lượng lớn, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do vậy, Thành phố cần có chính sách và quan tâm hơn nữa đến nhóm trường này.
Với nhóm trường trung học cơ sở, do quá trình thành lập Phường Ninh Sơn cùng với quá trình tách các phường nên đã cho thành lập thêm một số trường mới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ở các phường mới. hìn chung, hiện nay số trường trung học cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh trong thành phố.
Với nhóm trường trung học phổ thông, trong 5 năm qua chỉ tăng thêm 1 trường. Điều này chứng tỏ nhóm trường này tương đối ổn định. Trong 20 trường trung học phổ thông hiện nay, thành phố có 1 trường chuyên chuẩn quốc gia đó là trường chuyên Hoàng Lê Kha, đây là ngôi trường với trang thiết bị phục vụ cho dạy và học rất hiện đại, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn với tiêu chuẩn về đào đức và chuyên môn cao. Là ngôi trường mà thành phố đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng đội ngũ NNL CLC cho thành phố.
Tóm lại, mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế song về cơ bản khối trường phổ thông đã đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân thành phố, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và kiến thức để phát triển đội ngũ NNL CLC trong tương lai.
Hiện nay, thành phố có 1 trường kỹ thuật đó là trường Cao Đẳng Nghề Tây Ninh (trường Cơ Điện Việt Xô trước đây), là trường đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật đóng trên địa bàn Thành phố. Năm 2019 quy mô đào tạo của trường là 2200 học sinh, với ngành chủ yếu là công nhân Cơ khí ,điện công nghiệp. Với thực trạng đó, nguồn lao động có trình độ công nhân kỹ thuật đang làm
48
việc ở thành phố chủ yếu được đào tạo ở các tỉnh, địa phương khác. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Thời gian tới, thành phố nên có chính sách mở rộng loại hình đào tạo này thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Mở các ngành nghề theo nhu cầu sử dụng của nhà tuyển dụng, mà ở Thành phố hiện nay đang thiếu đội ngũ lao động là công nhân may, giày da, công nhân sữa chửa cơ khí…Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc là khuyến khích các công ty tham gia đào tạo công nhân, sau đó nhận họ làm việc. Thành phố có thể áp dụng hình thức này trong tương lai, đặc biệt là ở các khu công nghiệp.
Với khối trường cao đẳng, trung cấp: thành phố hiện có 04 trường, nhưng trong 5 năm qua đã tăng thêm 01 trường (năm 2015 có 03 trường). Điều này phần nào cho thấy nhu cầu học tập bậc cao đẳng và đại học ở nước ta vẫn rất lớn. Tuy nhiên, đây chính là lý do làm mất cân đối trong đào tạo ở nước ta nói chung và Thành phố Tây Ninh nói riêng. Tình trạng thừa lao động trình độ cao đẳng, đại học là vấn đề chung của cả nước chứ không riêng gì thành phố. Nhìn từ thực tế trên, thành phố cần có chính sách và giải pháp để điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo hiện nay, nên đào tạo theo nhu cầu của nền kinh tế chứ không nên đào tạo theo nhu cầu của người học. Vấn đề này là việc làm lâu dài, cần phải có chiến lược chứ không thể thực hiện ngay được.
Tóm lại từ thực tế phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố thời gia vừa qua vẫn còn nhiều bất cấp, chưa hợp lý. Do đó, cần có chính sách và giải pháp để điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thành phố và của thị trường lao động.
Ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo của thành phố trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Có nhiều ngành các trường đều có chỉ tiêu đào tạo, trong khi có nhiều ngành lại bỏ trống. Các ngành nghề đào tạo ở thành phố được thể hiện ở bảng 2.8
49
Bảng 2.8: Ngành nghề được đào tạo của các trường ở thành phố
Đơn vị: số trường
Ngành CĐ THCN CNKT Nhóm ngành Kinh tế
Quản trị kinh doanh 10 7
Kế toán 10 7 Tài chính 7 5 Thương mại 4 7 Du lịch 4 7 Kiểm toán 1 Marketting 2 4 Luật 1 Nhóm ngành Ngoại ngữ 1 Nhóm ngành sư phạm 1 Nhóm ngành kỹ thuật Cơ khí 2 3 Điện - điện tử 2 5 Xây dựng 2 6 1 Kiến trúc 2
Công nghệ thông tin 2 7
Nhóm ngành Y tế 2
Nguồn: Những điều cần biết về tuyển sinh CĐ, THCN, năm 2020
Từ bảng 2.8 ta thấy, nhóm ngành kinh tế với các ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, du lịch… có rất nhiều trường đào tạo. Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp đều đào tạo nhóm ngành này. Số học sinh, sinh viên học tại những ngành này cũng chiếm đai đa số học sinh, sinh viên của các trường. Trong khi đó nhóm ngành kỹ thuật thì các trường chủ yếu tập trung đào tạo
50
vào một số ngành như điện, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng… Một số ngành có đào tạo nhưng với số lượng ít đó là chế biến thực phẩm, lễ tân, pha chế…
Các cơ sở đào tạo của thành phố chưa tập trung vào một số ngành mà xã hội nhu cầu như: công nhân may, dệt, da giày, đầu bếp nhà hàng, khách sạn, quản lý đô thị và công trình; quản lý kiến trúc; quản lý dự án; quản lý bất động sản; quản lý hành chính công; quản lý nguồn nhân lực; quản lý y tế; quản lý giáo dục; quản trị