Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 43 - 46)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Tình hình kinh tế-xã hội

Trong nhiều năm qua, kinh tế thành phố hàng năm đều tăng trưởng và phát triển nhanh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố có sự thay đổi theo

34

hướng tích cực. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội dưới đây:

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2015 – 2019 của Tây Ninh (Theo Giá thực tế) Đơn vị tính: tỷ đồng Nông nghiệp Tổng số -Thủy sản CN - Xây dựng Dịch vụ Năm GDP TL% GDP TL% GDP TL% GDP TL% 2015 11.690,8 100 599,8 5,13 5.867,5 50,19 5.223,5 44,68 2016 12.865,0 100 550,3 4,28 5.930,1 46,09 6.384,6 49,63 2017 15.474,5 100 659,4 4,05 7.048,1 46,87 7.767,0 49,08 2018 20.384,3 100 830,7 4,08 8.899,5 43,66 10.654,1 52,26 2019 24.663,4 100 963,6 3,91 10.996,1 44,58 12.703,7 51,51 Tốc độ 20,52 12,58 17 24,88 tăng BQ

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 38-39

Qua bảng 2.1 ta thấy cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, còn công nghiệp xây dựng thì biến động giảm dần, rồi lại tăng lên nhưng có xu hướng ổn định trong thời kỳ sau. Tốc độ tăng của các ngành là khác nhau, do đó dẫn đến sự thay đổi kết cấu của các ngành trong thành phố là khác nhau.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP là 20,52%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp - thủy sản là 12,58%, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp - xây dựng là 17% và tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ là 24,88%. Như vậy, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng

35

bình quân cao nhất, điều này phần nào thể hiện rõ thế mạnh của Thành phố trong ngành dịch vụ du lịch.

Xét về mặt tương đối, thì cơ cấu kinh tế trong GDP của Thành phố dịch chuyển theo hướng giảm tương đối tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản từ 5,13% năm 2015 xuống còn 3,91% năm 2019, và ngành công nghiệp - xây dựng từ 50,19% năm 2015 xuống 44,58% năm 2019, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 44,68% năm 2015 lên 51,51% năm 2019.

Xét về mặt tuyệt đối, thì cơ cấu kinh tế của tất cả các ngành trong thành phố đều tăng đáng kể, cụ thể:

Ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng từ 599,8 tỷ đồng năm 2015 lên 963,6 tỷ đồng năm 2019 tức tăng 363,8 tỷ đồng.

Ngành Công nghiệp - xây dựng tăng từ 5.867,5 tỷ đồng năm 2015 lên 10.996,1 tỷ đồng năm 2019 tức tăng 5.128,6 tỷ đồng, năm 2019 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015.

Ngành dịch vụ tăng từ 5.223,5 tỷ đồng năm 2015 lên 12.703,7 tỷ đồng năm 2019 tức tăng 7.480,2 tỷ đồng trong vòng 5 năm. Có thể nói, ở tất cả các ngành của thành phố đều có mức tăng trưởng khá về mặt tuyệt đối. Đây là những thành tựu đáng kể của thành phố trong vòng 5 năm, nền kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Như vậy, ở thành phố ngành công nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ nền kinh tế của Thành phố. Đặc biệt ngành dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây, điều này thể hiện đúng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong gian đoạn mới: phát triển nhanh ngành thương mại dịch vụ của thành phố.

Để đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cao như vậy, Tây Ninh đã phải huy động một lượng vốn đầu tư lớn và có chính sách, biện pháp phát triển ngành dịch vụ trong thời gian vừa qua.

36

Tây Ninh đã nắm bắt và phát huy được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, nhờ đó huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, các công trình đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã bước đầu đi vào hoạt động đã làm tăng năng lực sản xuất và tiềm lực kinh tế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và công nhân được đào tạo và đào tạo lại tăng về số lượng và chất lượng, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng... nhờ đó, huy động được các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế cao của thành phố.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Tây Ninh cũng chưa ổn định, chưa thật sự tương xứng với vai trò của một thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Do đó, cần phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tương xứng với tiềm năng của thành phố.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 43 - 46)