TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 46)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.2.1. Tình hình dân số

Dân số có tác động đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường phải bắt đầu từ công tác dân số. Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, sức mạnh về nguồn nhân lực vừa là tiêu chí để xác định chỉ tiêu phát triển của địa phương.

Việc phân tích thực trạng dân số để đánh giá một cách tổng thể về quy mô dân số, chất lượng dân số và đặc biệt là khái quát về lực lượng lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, địa phương. Tình hình dân số Tây Ninh được thể hiện như sau:

37

Bảng 2.2: Tình hình dân số của Thành phố Tây Ninh

Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Người - 2010 1.074. 250 533. 356 540. 894 167.8 36 906.414 2011 1.082. 014 536. 072 545. 942 169.4 22 912.592 2012 1.089. 695 538. 471 551. 224 170.8 30 918.865 2013 1.096. 893 539. 761 557. 132 172.9 57 923.936 2014 1.104. 237 546. 352 557. 885 206.5 45 897.692 2015 1.111. 503 552. 960 558. 543 246.6 28 864.875 2016 1.118. 817 559. 648 559. 169 249.6 99 869.118 2017 1.126. 179 566. 417 559. 762 252.8 08 873.371 Sơ bộ 2018 1.133. 366 573. 155 560. 211 255.9 05 877.461 Tỷ lệ tăng - (%) 2010 0,52 0,30 0,73 0,70 0,48 2011 0,78 0,56 0,99 0,96 0,74 2012 0,71 0,45 0,97 0,83 0,69 2013 0,66 0,24 1,07 1,25 0,55

38 2014 0,67 1,22 0,14 19,42 -2,84 2015 0,66 1,21 0,12 19,41 -3,66 2016 0,66 1,21 0,11 1,25 0,49 2017 0,66 1,21 0,11 1,25 0,49 Sơ bộ. 2018 0,64 1,19 0,08 1,23 0,47

Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2018, Cục thống kê TP Tây Ninh- Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2018, trang 58

Kết quả tổng điều tra dân số tỉnh Tây Ninh vào thời điểm 0 giờ ngày 1.4.2019, toàn tỉnh có 1.169.165 người. Trong đó, dân số nam là 584.180 người (chiếm 49,97%), dân số nữ 584.985 người (chiếm 50,03%). Huyện có dân số đông nhất là Trảng Bàng với 178.148 người, huyện có dân số thấp nhất là Bến Cầu với 69.849 người. Dân số thành thị có 207.186 người (chiếm 17,72%), nông thôn có 961.979 người (chiếm 82,28%).

Sau 10 năm (2009-2019), dân số tỉnh Tây Ninh tăng thêm 102.652 người, tốc độ tăng dân số không cao. Bình quân mỗi năm, dân số tỉnh tăng 0,92%, thấp so với cả nước (1,14%/năm). Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong 40 năm của tỉnh.

Tỷ số giới tính của tỉnh là 99,9 nam/100 nữ (tỷ số giới tính cả nước là 99,1 nam/100 nữ). So với thời điểm 1.4.2009 là 96,4 nam/100 nữ, có thể thấy, tỷ số giới tính đã tăng liên tục trong 10 năm qua, xấp xỉ 100 trên toàn tỉnh.

Kết quả sơ bộ tổng điều tra năm 2019 cũng cho thấy, Tây Ninh có mật độ dân số vào loại trung bình thấp và tăng chậm so với các tỉnh trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số Tây Ninh là 289 người/km2, tăng 26 người/km2 so với năm 2009. Trong 10 năm qua, dưới tác động tích cực của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa, dân số thành thị tăng lên bình quân 2,23%/năm, khu vực nông thôn tăng 0,67%/năm.

39

Đến thời điểm 1.4.2019, dân số thành thị tỉnh đạt tỷ lệ 17,72%, còn thấp so với mặt bằng chung cả nước và các tỉnh trong khu vực (tỷ lệ dân số thành thị cả nước là 34,4%, khu vực Đông Nam bộ là 62,8%).

Qua điều tra cho thấy, toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh có 1.149.517 người, chiếm tỷ lệ 98,31%; các dân tộc khác có 19.759 người, chiếm tỷ lệ 1,69%.

2.2.2. Tình hình về lao động

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một quốc gia. Sử dụng nhiều hay ít lao động là một tiêu chí quan trọng để xác định ngành kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển. Vì vậy, phân tích tình hình lao động của Thành phố Tây Ninh trong thời kỳ CNH, HĐH là cần thiết, là cơ sở để có những điều chỉnh về nguồn nhân lực cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tình hình lao động của Thành phố từ năm 2015 - 2019 được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3. Lao Động thành phố Sơ bộ 2015 2016 2017 2018 Người - TỔNG SỐ 643.919 651.393 658.382 664.308 Phân theo giới tính -

Nam

355.471 352.202 356.602 358.806 Nữ

288.448 299.191 301.780 305.502

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 134.611 165.517 138.026 142.089 Nông thôn 509.308 485.876 520.356 522.219

40

Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00

Phân theo giới tính

Nam 55,20 54,07 54,16 54,01 Nữ 44,80 45,93 45,84 45,99

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 20,90 25,41 20,96 21,39 Nông thôn 79,10 74,59 79,04 78,61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Cục thống kê TP Tây Ninh Nguồn lao động của Thành phố tăng liên tục từ 643.919 người năm 2015, chiếm 61,77% dân số lên 664.308 người năm 2018, chiếm 68,92% dân số; tức là trong vòng 4 năm nguồn lao động đã tăng 20.389 người. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%. Tỷ lệ nguồn lao động của thành phố như trên là khá cao. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này. Trong đó, có nguyên nhân từ chính sách thu hút nhân tài của thành phố đã làm cho lực lượng lao động ở các nơi di chuyển đến thành phố làm việc, làm cho người ở độ tuổi lao động tăng lên. Vì vậy, thành phố cần tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích và thu hút lao động, đặc biệt là lao động giỏi, lao động có trình độ cao, tay nghề cao ở các địa phương và các nơi khác đến làm việc.

Về giới tính, lực lượng lao động nữ vẫn cao hơn nam, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động nam lại cao hơn tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động nữ. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động là nam giới là 6,7%, trong khi con số nàyở lực lượng lao động nữ là 5,8%. Điều này có nguyên nhân trực tiếp là trong những năm qua số lao động là nam di chuyển từ các tỉnh, địa phương khác đến Thành phố làm ăn và sinh sống là nhiều hơn so với nữ giới.

41

Về khu vực, do dân số Tây Ninh sống tập trung chủ yếu ở thành thị nên lực lượng lao động ở thành thị chiếm đại đa số, cao hơn rất nhiều so với lực lượng lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng bình quân lao động trong khu vực thành thị cũng cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân ở thành thị là 6,4% trong khi ở khu vực nông thôn chỉ có 5,3%. Điều này cũng phần nào phản ánh khu vực thành thị luôn hấp dẫn người lao động. Vấn đề này dẫn đến tình trạng lao động tập trung quá nhiều ở thành thị và có thể thất nghiệp, trong khi ở khu vực nông thôn nhiều lúc lại thiếu lao động. Thành phố nên có chính sách để điều chỉnh lại cơ cấu này, có thể đưa các khu công nghiệp ra xa nội thành và chuyển về vùng nông thôn, xây dựng các cơ sở sản xuất ở các vùng nông thôn và đặc biệt là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như bánh tráng Trảng Bàng, muối ớt Gò Dầu…

2.2.3. Chất lượng nguồn lao động

Quá trình phân tích trên đây cho thấy, nguồn lao động của Thành phố rất dồi dào và trẻ, có tiềm năng sử dụng và phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, NNL CLC còn phải quan tâm đặc biệt đến chất lượng lao động. Đây là yếu tố quyết định đối với NNL CLC, về thực trạng chất lượng lao động của Thành phố được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:

2.4: Trình độ nguồn lao động của Thành phố

Đơn vị tính: người So sánh (%) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 09/05 Bình Quân Tổng số 643.919 651.393 658.382 664.308 670.145 127,54 6,3 Trình độ văn hóa Cấp 1 105.203 113.968 116.954 121.644 138.639 135,52 7,89

42 Cấp 2 190.756 199.988 196.605 203.027 234.563 124,54 5,64 Cấp 3 199.567 204.551 211.841 215.726 240.516 126,22 5,99 Trình độ CMKT THCN 97.000 88.106 88.040 90.200 - 92,99 - CNKT 29.027 32.956 34.310 37.500 - 129,19 8,91 CĐ-ĐH 56.084 62.028 72.530 76.000 - 135,51 10,66 Trên đại học 3.872 4.623 4.766 5.421 - 140,01 11,87 Chưa qua đào 295.213 330.794 325.754 331.276 - 112,22 3,92

tạo

Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Cục thống kê TP Tây Ninh-Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 72

Nguồn lao động của Thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao trong dân số, cụ thể năm 2015 chiếm 61,77% dân số, đã tăng lên 68,92% dân số vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%. Nguồn lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng năm 2019 so với 2015 là 127,54%.

Về trình độ văn hóa, lao động có trình độ tiểu học vẫn chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ nguồn lao động của Thành phố. Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy, lao động có trình độ văn hóa là tiểu học thường chiếm hơn 20% nguồn lao động của Thành phố. Cụ thể, năm 2015 chiếm 21,26%, năm 2016 chiếm 21,98%, năm 2017 chiếm 22, 26%, năm 2019 chiếm 22,59%.

Đối với lao động có trình độ trung học cơ sở có tốc độ tăng bình quân là 5,64%. Lao động có trình độ trung học phổ thông có tốc độ tăng bình quân 5,99%. Năm 2015 lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 39,60% nguồn lao động;

43

năm 2019 chiếm 39,19% nguồn lao động của Thành phố. Như vậy, lao động có trình độ văn hóa là tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn cao. Do vậy, Thành phố cần có biện pháp để nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn lao động. Từ đó có cơ sở để tiến tới đào tạo nghề cho nguồn lao động chưa trải qua đào tạo

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, qua bảng 2.4 ta thấy rằng: tỷ lệ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, cao đẳng - đại học và trên đại học) so với nguồn lao động của thành phố có xu hướng tăng, năm 2015 tỷ lệ này là 38,65%, %, đến năm 2018 tỷ lệ này tăng lên 38,70%.

Tốc độ tăng bình quân đối với Trình độ trên đại học là 11,87%, đối với đẳng - Đại học là 10,66%, đối với CNKT là 8,91%. Trong khi đó, trình độ THCN lại giảm 2,39%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng bình quân của lao động có trình độ cao đẳng - đại học tăng nhanh hơn so với lao động có trình độ THCN và CNKT. Điều này phần nào phản ánh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ở Thành phố.

Đặc biệt, ở trình độ công nhân kỹ thuật có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ công nhân kỹ thuật năm chiếm 2015 là 20,16% LLLĐ đã giảm qua các năm như sau: 2016 còn 16,99% LLLĐ, 2017 là 16,76% và năm 2018 chỉ còn 16,96%. Điều này đã làm cho đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật thời gian vừa qua thiếu hụt trầm trọng.

Với trình độ Trung học chuyên nghiệp thì có biến động tăng lên. Cụ thể, năm 2015 chiếm là 6,03% nguồn lao động, đã tăng lên 6,94% năm 2018. Tuy nhiên, tộc độ tăng lên đối với trình độ THCN vẫn còn chậm và nguồn lao động ở trình độ này vẫn còn thiếu hụt. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lao động thì thời gian tới thành phố cần có chính sách thu hút lao động có trình độ chuyên môn là THCN và CNKT.

Đây là kết quả của việc đầu tư cho giáo dục và xã hội hóa giáo dục của thành phố đã làm cho lao động có trình độ tăng lên đáng kể. Mặt khác, còn có sự tác động của chính sách thu hút nhân tài của thành phố. Tuy nhiên, xét về cơ cấu trình độ lao động của Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, và chưa hợp lý, cụ thể như sau:

44

Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động

Năm ĐH-CĐ THCN CNKT 2015 1 0,52 1,73 2016 1 0,53 1,42 2017 1 0,47 1,21 2018 1 0,49 1,19 2019 1 0,31 0,46

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 23

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: cơ cấu lao động của Thành phố có sự mất cân đối lớn. So sánh với tiêu chuẩn của Thế giới về ĐH-CĐ : THCN : CNKT là 1:4:10 (tức là cứ có 1 người trình độ đại học, cao đẳng thì tương ứng với 4 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 10 người có trình độ là công nhân kỹ thuật). Đem so sánh cơ cấu trình độ lao động ở Tây Ninh thì còn khoảng cách quá cách xa so với tiêu chuẩn của Thế giới. Chính sự mất cân đối này dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong Thành phố thời gian vừa qua. Đặc biệt, là thiếu thợ lành nghề phục vụ trong tất cả các ngành kinh tế trong thành phố.

Dựa vào các số liệu ở bảng trên, thì Thành phố cần phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu trình độ lao động để đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Đặc biệt, cần quan tâm điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, trong đó chú ý đến lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật và có thể giảm lao động trình độ đại học, cao đẳng.

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NNL CLC 2.3.1. Sự phát triển kinh tế của Thành phố

Quá trình phát triển kinh tế của Thành phố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất nguồn nhân lực. Khi kinh tế phát triển Thành phố sẽ có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố được thể hiện như sau:

45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6. Sự phát triển kinh tế của thành phố Tây Ninh

So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 09/19 BQ Tỷ Tổng GDP đồng 11690,8 12865,0 15474,5 20384,3 24663,4 211,0 20,5 Tốc độ tăng % - 110,04 120,28 131,73 120,99 - - trưởng GDP Thu nhập Triệu bình quân đầu người 15,007 16,232 19,181 24,793 27,696 184,6 16,6 đồng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tây Ninh, năm 2019, trang 19,

Trong những năm vừa qua, kinh tế thành phố đều tăng trưởng và phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 20,5%. Đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam. GDP thực tế qua các năm tăng nhanh, cụ thể năm 2015 tổng GDP là 11.690,8 tỷ đồng đã tăng lên 15.474,5 tỷ đồng năm 2017, tiếp tục tăng lên 24.663,4 tỷ đồng năm 2019. GDP năm 2019 tăng 211% so với năm 2015, tức là GDP của thành phố tăng gấp 2 lần trong 5 năm. Đây là thành tựu rất lớn, thành phố cần phát huy.

Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 thu nhập bình quân của người dân thành phố là 15,007 triệu đồng, đã tăng lên 16,232 triệu đồng năm 2016. Càng về những năm sau, thu nhập bình quân đầu người lại tăng

46

nhanh hơn. Đến năm 2019 thì thu nhập bình quân đầu người của Thành phố là 27,696 triệu đồng. Với tốc độ tăng bình quân 16,6%.

Với sự phát triển kinh tế nhanh như vậy, thành phố có điều kiện để đầu tư cho phát triển NNL CLC.

2.3.2. Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của Thành phố

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 46)