Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.1.3. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Các nước ASEAN có nền kinh tế tăng trưởng cao (Thái Lan, Malayxia) đều có đặc điểm chung trong phát triển NNL CLC. Trong giai đoạn đầu đều thực hiện chính sách phát triển mạnh mẽ các ngành sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp chế biến nông sản, khai khoáng, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu, các ngành công nghiệp xây dựng hạ tầng cơ sở… chính sách phát triển NNL CLC chú trọng vào lực lượng lao động ở nông thôn. Trong đó, phổ cập giáo dục tiểu học là cơ sở để phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực có trính độ chuyên môn kỹ thuật.

Trong giai đoạn CNH, HĐH thì lao động trong nông nghiệp thất nghiệp là rất lớn. Chính phủ các nước ASEAN đã chuyển chiến lược tăng tốc giáo dục phổ thông, cải cách sâu rộng nền giáo dục phổ thông. Hệ thống giáo dục đào tạo đã được mở rộng thêm các trường đào tạo tư nhân.

28

Một số nước ASEAN mở rộng giáo dục nghề, giáo dục kỹ thuật ngay trong bậc trung học, chương trình giảng dạy được đổi mới và đưa các môn kỹ thuật vào chương trình phổ thông. Điều này giúp định hướng nghề nghiệp tốt để tham gia đào tạo chuyên môn kỹ thuật khi tốt nghiệp phổ thông. Tăng cường mở rộng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề, giáo dục cao đẳng, đại học làm tăng tỷ lệ đào tạo và nâng cao chất lượng NNL.

Một số nước có ngành dịch vụ du lịch phát triển thì các công ty du lịch tham gia đào tạo nghiệp vụ cho người lao động ở nông thôn, ở địa phương để đảm bảo phát triển và thực hiện các dịch vụ du lịch văn minh, lịch sự và hiệu quả.

Chính phủ một số nước chú trọng lựa chọn những học sinh ở nông thôn tốt nghiệp phổ thông để đào tạo nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động. Hàng năm, xuất khẩu lao động cũng đã giải quyết được hàng trăm nghìn lao động ở các quốc gia này. Đồng thời, khi trở về nước nhờ tay nghề được nâng cao, kinh nghiệm trong công việc, có vốn trong tay nên họ có khả năng tạo thêm và giải quyết việc làm cho nhiều người khác. Đây cũng là nguồn cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật, kỹ năng cho nền kinh tế.

Chính phủ các nước ASEAN rất chú trọng mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo NNL CLC và thực hiện xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, tạo điều kiện để lao động ở nông thôn được đào tạo nghề, có chuyên môn kỹ thuật, là nguồn cung cấp lao động cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)