Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 25)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục

1.2.2.1. Khái niệm

Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp của lĩnh vực văn hóa xã hội, thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN (Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn).

Chi NSNN cho giáo dục đào tạo gắn liền với cơ cấu, nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các góc độ khác nhau. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục đào tạo thể hiện cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo, bao gồm:

Chi thường xuyên là những khoản chi có tính chất thường xuyên để duy trì các hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Luật NSNN, 2015). Chi đầu tư XDCB là các khoản chi nhằm tăng thêm tài sản như chi xây dựng mới và tu bổ công sở, trường học, các hạng mục công trình phục vụ công tác dạy và học.

Nếu phân chia NSNN theo nội dung từng khoản mục, chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục được phân thành các nhóm chi cơ bản như sau:

14

Nhóm 1 - Chi thanh toán cá nhân: Là khoản chi cho nhu cầu đời sống vật chất, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục như chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lơi tập thể, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

Nhóm 2 - Chi nghiệp vụ chuyên môn: Bao gồm các khoản chi mua sắm sách giáo khoa, dụng cụ thí nghiệm, các mô hình, đồ dùng cho hoạt động giảng dạy. Đây là khoản chi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục vì vậy cần phải được chú trọng để có mức đầu tư thích hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục.

Nhóm 3 - Chi mua sắm sửa chữa: Đây là các khoản chi nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường phục vụ cho việc giảng dạy. Các khoản chi này tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Nhóm 4 - Chi Khác: Ngoài ba nhóm mục chi thường xuyên trên còn bao gồm các khoản chi hoạt động phong trào, chi hỗ trợ, chi kỷ niệm những ngày lễ lớn…Những khoản chi này không phát sinh một cách thường xuyên liên tục nên việc chi tiêu không thể căn cứ vào định mức chi. Do đó việc quản lý các khoản chi này gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ gây lãng phí cho NSNN.

1.2.2.2. Đặc điểm chi ngân sách đối với sự nghiệp giáo dục

Nguồn tài chính của các trường bao gồm chủ yếu từ NSNN và nguồn thu học phí của học sinh; thu từ hoạt động dịch vụ do nhà trường tổ chức, quản lý; các khoản thu khác của nhà trường: như thu do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ, biếu tặng. Ngoài ra các cơ sở giáo dục công lập được vay tín dụng ngân sách hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nhưng phải tự chịu trách nhiệm trả nợ theo qui định của pháp luật.

* Về sử dụng kinh phí

Các trường học thuộc huyện, thành phố được tự chủ về tài chính, được chủ động bố trí kinh phí trên cơ sở chế độ, định mức chi tiêu hiện hành của nhà nước để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

15

Đối với chi trả tiền lương, tiền công cho số cán bộ, giáo viên được cấp có thẩm quyền giao và đối với các hoạt động dịch vụ (nếu có) hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động được tính theo hệ số cấp bậc, chức vụ do nhà nước qui định.

Hằng năm sau khi chi trả các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo qui định, phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động đơn vị được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi quỹ dự phòng ổn định thu nhập theo qui định.

* Về lập, chấp hành và cấp phát kinh phí từ NSNN - Quản lý quá trình lập dự toán:

Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên năm, dự toán thu, chi năm đầu tiên thời kỳ ổn định ngân sách là cơ sở để cơ quan chủ quản có căn cứ xem xét, quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp đối với các trường và xác định mức kinh phí NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên, lập dự toán một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học, thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch hoạt động giáo dục của các trường học. Lập dự toán thu, chi, định mức phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểm soát chi phí phát sinh hàng năm của NSNN.

Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của công tác lập dự toán của các trường học công lập phải đáp ứng các yêu cầu:

- Đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các trường học trên địa bàn huyện, thành phố dựa trên hệ thống chính sách, tiêu chuẩn định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các trường được thực hiện đúng với trình tự và thời gian qui định.

- Dự toán thu, chi phải bao quát được toàn bộ hoạt động của trường học, phản ảnh đầy đủ các khoản thu, chi của trường.

16

Nội dung chi ngân sách Nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông gắn liền với cơ cấu, nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các gốc độ khác nhau. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục có thể đưa ra nội dung chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục gồm:

+ Chi ngân sách cho hệ thống các trường mầm non và các trường phổ thông + Chi ngân sách cho các trường đại học, các học viện, các trường cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

+ Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo…

Theo cách phân loại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý, các khoản chi cho giáo dục trung học phổ thông bao gồm: Chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với các khoản chi thường xuyên căn cứ vào đối tượng của việc sử dụng kinh phí NSNN có thể chia thành 4 nhóm mục chi sau:

+ Các khoản chi cho con người: Chi lương, các khoản phụ cấp theo lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ nhân viên, chi học bổng và trợ cấp cho học sinh sinh viên, tiền công....

+ Chi về quản lý hành chính, chi về công tác phí, công vụ phí, điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm, chi hội nghị về công tác quản lý.

+ Chi cho hoạt động chuyên môn: Chi mua tài liệu, đồ dùng giảng dạy và học tập chi hội thảo, hội giảng, chi cho các lớp bồi dưỡng học sinh bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn.

+ Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ phục vụ cho hoạt động chuyên môn như: Mua sắm bàn ghế, bảng và các trang thiết bị khác, sửa chữa nhỏ trong trường...

Ngoài ra ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và THPT, chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình công nghệ

17

giáo dục... Hầu hết các khoản chi trên là những khoản chi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn định và có thể định mức được. Do vậy, trong công tác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản mua sắm sửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị, chế độ chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khả năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu.

Đối với chi đầu tư XDCB, tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung chi đầu tư XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Xét theo hình thức tái sản xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục đào tạo được phân thành:

+ Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục như các trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn…

+ Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm công suất và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây thêm các lớp học…

1.3. Quản lý chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục 1.3.1. Khái niệm

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998, NXB Giáo dục, Hà Nội), thuật ngữ quản lý được định nghĩa là “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.

Theo C. Marx: “Quản lý là lao động điều khiển lao động” C. Marx đã coi việc xuất hiện quản lý như là kết quả tất nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình xã hội được phối hợp lại (C. Marx-Angghen

Toàn tập, tập 25).

Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Era Solomon cho rằng: Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó.

Từ những phân tích trên có thể quan niệm rằng, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là việc nhà nước sử dụng quyền lực công để tổ chức và điều chỉnh quá trình chi

18

NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục được thực hiện theo đúng chế độ chính sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ thường xuyên của ngành cho giáo dục trong từng thời kỳ.

1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý chi ngân sách tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác của tỉnh Tây Ninh

Nền giáo dục nước ta hiện nay có nhiều loại hình trường học khác nhau, tuy nhiên trường công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo. Cùng với quá trình cải cách hành chính thì việc đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với các trường công lập là một nhu cầu cấp thiết với xã hội, bởi vì:

Thứ nhất, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục đào tạo phải có tính tự chủ cao, mà cụ thể là tự chủ tài chính để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cơ chế tài chính cũ với những qui định quá chặt chẽ, chi tiết và cứng nhắc đã hạn chế, cản trở sự chủ động của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, do đó đôi khi các đơn vị phải linh hoạt, vận dụng để lách quy định trong việc sử dụng kinh phí nên dễ mắc sai lầm và nãy sinh tiêu cực.

Thứ hai, sự nghiệp giáo dục không còn là việc riêng của Nhà nước mà là của toàn xã hội, của nhiều thành phần kinh tế. Thực hiện xã hội hoá giáo dục mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu học tập tăng lên nhanh chóng của xã hội và mới thực sự có đủ nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Các cơ sở giáo dục phải được giao quyền tự chủ trong quản lý tài sản, kinh phí và biên chế để huy động nguồn lực hợp pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, sản phẩm của giáo dục ở một khía cạnh nhất định phải được xem như hàng hoá dịch vụ. Do yêu cầu phát triển nhanh chóng của giáo dục, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại 4.0 đòi hỏi phải đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại tăng lên rất lớn nhưng NSNN không thể đáp ứng được, vì vậy, nhà nước cần huy động vốn thêm từ phía người học thông qua giá học phí ở các cấp học, ngành học phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

19

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền thường có sự mất cân đối về thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng khác nhau, vì vậy ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục vào các vùng, các khu vực cũng khác nhau không thể dàn trải và mức thu học phí, lệ phí cũng cần có mức thu khác nhau hoặc có chính sách miễn giảm đối với từng khu vực dân cư. Đó cũng là yêu cầu công bằng xã hội của sự nghiệp giáo dục trong cơ chế thị trường.

Như vậy, cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới về giáo dục. Sự cần thiết phải quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan trên bình diện quốc gia cũng như đối với bất kỳ địa phương nào.

1.3.3.Nội dung quản lý chi NSNN tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác

1.3.3.1. Quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán chi NSNN

Lập dự toán là khâu đầu tiên, một trình tự trong chu trình thực hiện quản lý điều hành NSNN. Quản lý theo dự toán là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác nói riêng. Quản lý theo dự toán có nghĩa là cấp, phát và sử dụng vốn ngân sách phải có dự toán. Trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói chung, phải xây dựng dự toán theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựa trên cơ sở kế hoạch và dự toán đã được duyệt. Đơn vị được nhận nguồn vốn NSNN phải sử dụng nguồn vốn theo các khoản, mục và mục đích đã định trước trong dự toán đã trình lên. Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế mà xem xét các khoản chi vượt dự toán nhưng phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành. Khi lập dự toán chi NSNN cho giáo dục nói chung, cần phải dựa trên những căn cứ và quy trình sau:

- Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên:

+ Chủ trương, phương hướng của Đảng và Nhà nước về duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói chung có sự cân đối với dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực khác.

20

+ Chỉ tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục về các mặt có liên quan trực tiếp đến việc cấp, phát của ngân sách trong kỳ.

+ Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách có thể chi cho sự nghiệp giáo dục. + Các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)