6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3.5.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục
Việc ban hành các định mức chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được hợp lý, khoa học, kịp thời, có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc ban hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về trách nhiệm, quyền hạn và sự minh bạch cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục. Ở nước ta, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương, chính sách đó mà nhà nước ta có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cụ thể: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho Nghị định 10/2002 NĐ-CP của Chính Phủ, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những được trao quyền tự chủ về tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn. Cơ chế quản lý chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là một bước cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp.