6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ương
Thứ nhất: Nhà nước cần cải cách về quy định mức thu học phí cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, chỉ nên quy định mức trần thu học phí để từng địa phương, từng trường chủ động cụ thể hóa, xác định mức thu học phí phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động thực tế. Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu đãi đối với đối tượng chính sách để đảm bảo thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước được thực thi hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần tạo cơ chế phù hợp để khuyến khích đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình cải cách giáo dục một cách toàn diện theo tinh thần Nghị Quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Thứ hai: cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định trong quản lý tài chính- ngân sách từ Luật NSNN đến các văn bản dưới Luật, đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý tài chính - ngân sách. Trong đó cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan KBNN trong lĩnh vực NSNN; bổ sung các quy định về trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.
90
Hàng năm, Quốc hội tiếp tục phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo phải bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi NSNN nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành và các chính sách, chế độ đã ban hành.
Thứ ba: Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác có liên quan, xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách một cách hợp lý, phù hợp đảm bảo khi quy định chính sách hoặc ban hành chính sách phải có nguồn kinh phí để thực hiện. Có tiêu chí phân bổ chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở các địa phương và gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tỉnh, của ngành giáo dục theo từng giai đoạn.
Thứ tư: Quốc hội cần tăng cường giám sát, minh bạch ngân sách nhà nước theo Luật NSNN 2015. Một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính NSNN là công khai, minh bạch. Luật cũng quy định dự toán trình Quốc hội và HĐND (thực chất là dự thảo NSNN) phải công khai ra công chúng.
3.3.2. Kiến nghị với địa phương
Qua thực tế tại địa phương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã hết sức quan tâm thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn hết sức khó khăn hạn hẹp, nhưng tỉnh vẫn đảm bảo chi cho mọi hoạt động của ngành giáo dục đào tạo được kịp thời; luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học, khuyến khích huy động nhân dân đóng góp đảm bảo theo quy định của nhà nước hiện hành. Tuy nhiên, vẫn cón một số hạn chế cần điều chỉnh, bổ sung và khắc phục đó là:
Thứ nhất: Tiếp tục, thường xuyên quan tâm việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn (như: chính sách thu hút, bố trí đội ngũ giáo viên, điều động, đề bạt, ban hành thực hiện các chính sách chế độ đối với giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất của các trường…), bố trí nguồn lực một cách hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương đối với các trường THPT, nhằm nâng cao chất luợng đào tạo, huy động học sinh đến lớp đảm bảo theo quy đinh.
Thứ hai: có các chính sách hợp lý giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên hiện nay của một số trường THPT. Yếu tố này không những tác động đến cơ cấu chi ngân sách đối với các trường mà còn ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình quản lý chi ngân
91
sách. Sẽ không có một cơ cấu chi, quy trình phân bổ dự toán hợp lý nếu không giải quyết được tình trạng này. Vì vậy, song song với các chính sách sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, cần có các quy định chặt chẽ khâu tuyển dụng giáo viên.
Thứ ba: về con người và cơ sở vật chất, cần củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các trường THPT, cần phải bổ sung thêm lực lượng làm công tác quản lý tài chính cho Sở Giáo dục và Đào tạo để có thể thực hiện tốt công tác đổi mới quản lý tài chính, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đổi mới khâu mua sắm, trang bị tài sản để phục vụ công tác quản lý theo hướng ngày càng hiện đại hóa. Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, không chỉ đơn thuần là việc mua sắm tài sản, trang thiết bị đắt tiền mà thực chất của nó là cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết, phục vụ công tác quản lý. Vì vậy, vẫn cần thiết phải dành một khoản kinh phí hợp lý cho công tác quản lý, ưu tiên tin học hóa việc quản lý cấp phát kinh phí.
92
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Quản lý chi ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục đào tạo tỉnh Tây Ninh là yêu cầu có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đối với giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN vẫn còn bộc lộ những tồn tại, bất cập ở các khâu: Quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán, quản lý quá trình chấp hành dự toán và quản lý quá trình kiểm tra quyết toán… Từ đó, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như một cách chung nhất cho quản lý chi NSNN giáo dục đào tạo tại địa phương.
Các giải pháp được đề xuất hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản lý chi NSNN giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung và bậc học THPT nói riêng, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đề xuất một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN phù hợp với đặc điểm của địa phương. Việc đề xuất, kiến nghị và những giải pháp cơ bản nêu trên chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất; khi có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cơ quan, cá nhân thụ hưởng NSNN.
93
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đối với giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN giáo dục đào tạo nói chung và quản lý chi NSNN các trường THPT nói riêng vẫn còn bộc lộ những tồn tại, bất cập ở một số khâu như: Quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán, quản lý quá trình chấp hành dự toán và quản lý quá trình kiểm tra quyết toán… Từ đó, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các giải pháp đề xuất hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản lý chi NSNN giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đề xuất một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Việc đề xuất, kiến nghị và những giải pháp cơ bản nêu trên không chỉ riêng cho ngành học, cấp học mà là chung nhất cho quản lý NSNN và chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất; khi có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cơ quan, cá nhân thụ hưởng NSNN.
Trong chương 1, Luận văn đã khái quát hóa các nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các công trình nghiên cứu trong nước. Dựa trên kết quả phân tích tổng quan, tác giả kế thừa đươc̣ nhiều điểm quan trọng đối với quan niệm về NSNN và quản lý nhà nước đối với NSNN về giáo dục và đào tạo; tìm ra được các khoảng trống của vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, luận văn đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu: xác định mục tiêu nghiên cứu đề tài và các câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu; cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN chi giáo dục tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Trong chương 2, Luận văn đã khái quát tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh; tình hình hoạt động của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Luận văn đã hệ thống và
94
phân tích thực trạng nguồn thu tại các trường THPT; tình hình chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và thực trạng chi ngân sách cho trường THPT giai đoạn 2014 đến 2018; công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông được phân tích, đánh giá trên cơ sở các số liệu thu thập. Từ đó, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở đề ra giải pháp ở chương sau.
Trong chương 3, từ định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của Chính phủ và của tỉnh Tây Ninh đến 2025, quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN các trường THPT; Luận văn đã đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Luận văn có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn bao gồm: Về mặt lý luận và học thuật:
Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về NSNN, những vấn đề chung về ngân sách nhà nước cho giáo dục như: (i) Khái niệm, vai trò của ngân sách nhà nước đối với giáo dục; (ii) Sự nghiệp giáo dục và chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục; (iii) Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.
Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi NSNN; kinh nghiệm của một số địa phương Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu về quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Từ những số liệu thu thập, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong QLNN đối với chi NSNN tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2018. Luận văn xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đây là cơ sở khoa học vững chắc để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với quản lý NSNN của tỉnh Tây Ninh. Luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý NSNN đối với các trường THPT, bao gồm: (i) Định hướng, Quan điểm phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà nước và của tỉnh Tây Ninh đến 2025; quan điểm nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN
95
các trường THPT; (ii) Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa chưa đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu lực, hiệu quả QLNN đối thu-chi NSNN các trường THPT. Do xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu nên luận văn chưa nghiên cứu đến QLNN đối với các khoản thu khác ngoài học phí (như thu dạy thêm học thêm, thu vận động cha mẹ học sinh, các khoản thu dịch vụ khác…), chưa nghiên cứu QLNN đối với các khoản chi khác ngoài chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên (chẳng hạn như chi từ nguồn vận động xã hội hóa, chi ĐTPT khác,..).
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, song bên cạnh những kết quả đạt được,việcnghiên cứu, đánh giá của tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận xét để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Khóa XI.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2013) Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013, Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015) Báo cáo quốc gia giáo dục cho mọi người 2015 của Việt Nam.
4. Bộ Tài chính, (2016) Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách Nhà nước.
5. Bộ Tài chính, (2016) Thông tư số 91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
6. Bộ Tài chính, (2017) Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
7. C. Marx – Ăngghen: Toàn tập, tập 25, phần II, trang 350.
8. Chính phủ, (2016) Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách Nhà nước.
9. Chính phủ, (2018) Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
10. Cục Thống kê Tây Ninh, Niên giám thống kê các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và Báo cáo Thống kê giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh.
11. HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, (2016) Nghị quyết số 38/2016/NQ- HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2016 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017.
97
12. HĐND tỉnh Đồng Nai, (2016) Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017 – 2020.
13. HĐND tỉnh Bình Phước, (2016) Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày