Hoàn thiện quy trình lập và phân bổ dự toán, cấp phát, thanh quyết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 95 - 96)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3. Hoàn thiện quy trình lập và phân bổ dự toán, cấp phát, thanh quyết

các nguồn kinh phí NSNN tại các trường trung học phổ thông

Một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN là biện pháp cải tiến trong công tác lập dự toán NSNN. Việc lập dự toán phải đảm bảo cho các hoạt động của các trường THPT diễn ra bình thường, hoàn thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo tính công bằng, hợp lý, hiệu quả, đồng thời hướng tới các mục tiêu đã đề ra, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh. Để hoàn thiện, đổi mới công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN tại các trường THPT, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, cần xây dựng một kế hoạch ngân sách thống nhất trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung thu, chi của các trường THPT. Việc lập dự toán cho chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản phải được gắn kết với nhau, trên cơ sở ngân sách tổng thể phải chi đối với các trường THPT, nhằm đảm bảo các khoản chi quan trọng cho công tác dạy và học được được đáp ứng, sát với nhu cầu thực tế của các trường và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, cơ quan tài chính phải kiểm tra, theo dõi các đơn vị lập dự toán kinh phí có thực hiện theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN hay không. Xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng với yêu cầu, có bám sát tình hình thực tế và những biến động trong năm kế hoạch có thể xảy ra hay không; có những biện pháp xử lý đối với những trường hợp không tuân theo các yêu cầu của cơ quan tài chính.

Thứ ba, cần tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo... trong phối hợp công tác lập dự toán ngân sách đối với các trường THPT, đặc biệt là khả năng dự báo trong phân bổ ngân sách. Tăng cường kỷ luật ngân sách và tính minh bạch cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Hướng sự tập trung trong công tác lập dự toán ngân sách vào thời kỳ trung hạn chứ không chỉ một năm kế hoạch.

Thứ tư, tiến tới theo lộ trình lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra, tạo sự ràng buộc giữa chi NSNN cho các trường THPT với kết quả hoạt động giáo dục của các trường

84

THPT. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng đầu ra, chúng ta cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các trường trên cơ sở các tiêu chí cơ bản như sau: chất lượng học tập của học sinh (tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đỗ đại học, số lượng học sinh giỏi...), chất lượng hoàn thành các nhiêm vụ được giao trong năm, thời gian hoàn thành công việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và các quy định về tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)