6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3.4.4. Mô hình kiểm soát chi
Theo quy định hiện hành, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát; thanh toán các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.
Thực hiện kiểm soát thanh toán ngay khi nhận được đầy đủ hồ sơ do đơn vị gửi đến theo quy định. Quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, cần chủ động trao đổi và hướng dẫn để các đơn vị hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh toán theo quy định; nắm chắc kế hoạch vốn của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công hàng tháng, quý, năm, đảm bảo số liệu chính xác và được cập nhật kịp thời.
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách Nhà nước tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác
25
Mỗi đơn vị sự nghiệp là một chủ thể tài chính độc lập. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đơn vị phải tổ chức thực hiện công tác kế toán. Kế toán là việc thu thập, xử lý, cung cấp phân tích thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị. Một cơ chế tài chính hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh trung thực nhất qua những kết quả số liệu của công tác kế toán, thống kê. Cơ chế quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có tác động qua lại lẫn nhau, từ kết quả của công việc kế toán, thủ trưởng cơ quan và cán bộ quản lý có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học để quản lý tài chính ngày càng tốt hơn. Ngược lại, việc quản lý tài chính tốt hay chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phản ánh thông tin trên báo cáo kế toán.
1.3.5.2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị
Hệ thống này bao gồm các thành phần: thanh tra tài chính, kiểm tra tài chính, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, thuế … Với bất kỳ cơ chế quản lý nào đều phải được giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể là công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán… Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tài chính, bởi vì trong quá trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải những sai sót.
Việc kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, đặc biệt là khi có hành vi cố tình lợi dụng kẽ hở của quản lý tài chính để tham ô, tham nhũng; khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện hơn.
1.3.5.3. Trình độ cán bộ quản lý
Cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích, kích thích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị sự nghiệp tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người thực hiện và vận dụng nó vào thực tiển. Trước hết, ở tầm vĩ mô, những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp phải có sự hiểu biết, kiến thức chuyên sâu đầy đủ; để đạt được điều đó cần phải trải qua quá trình thực tế để nhận thức và điều chỉnh cho phù hợp. Đối với đơn vị là nơi trực tiếp sử dụng nguồn tài chính thì yếu tố con người lại đặt ra một yêu cầu cấp thiết, cụ thể là: người sử dụng ngân sách từ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho đến kế toán, cần thiết phải
26
có trình độ, chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và mang lại hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN.
1.3.5.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục
Việc ban hành các định mức chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được hợp lý, khoa học, kịp thời, có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc ban hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về trách nhiệm, quyền hạn và sự minh bạch cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục. Ở nước ta, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương, chính sách đó mà nhà nước ta có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cụ thể: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho Nghị định 10/2002 NĐ-CP của Chính Phủ, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những được trao quyền tự chủ về tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn. Cơ chế quản lý chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là một bước cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp.
1.3.5.5. Hệ thống công nghệ thông tin
Trong công tác quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện triển khai hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS) theo mô hình tập trung tại Bộ Tài chính, KBNN. TABMIS đã giúp cho ngành tài chính thực hiện quản lý tập trung và phân cấp xử lý chu trình ngân sách nhà nước từ khâu phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện cam kết chi ngân sách, thực hiện thủ tục kiểm soát chi NSNN và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chi tiêu ngân sách.
27
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp cho việc quản lý chi ngân sách cho giáo dục được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giúp rút ngắn được thời gian xử lý công việc của nhân viên, việc lưu trữ có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại các trường THPT của một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Tây Ninh
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác của một số địa phương trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh lớn với hơn 3,097 triệu dân (sơ bộ năm 2018) thuộc Miền Đông Nam bộ. Theo quy hoạch thì tỉnh Đồng Nai thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.
Thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 và kéo dài năm 2016, trong quản lý chi thường xuyên, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao. Năm 2016 là năm kéo dài của thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, nên không có sự thay đổi về định mức chi thường xuyên. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán.
Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Đồng Nai về ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó định mức phân bổ chi NSNN khối THPT được chia thành 3 cụm: Thành phố Biên Hòa 11 triệu đồng/ biên chế/năm; Huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu 18 triệu đồng/ biên chế/năm; Thị xã Long Khánh và các huyện còn lại 15 triệu đồng/ biên chế/năm và một số loại hình trường có tính chất đặc thù từ 12 triệu đồng/biên chế/năm đến 27 triệu đồng/biên chế/năm tùy theo loại hình và theo biên chế. Đối với khối giáo dục THPT, tổng số học sinh trung học phổ thông năm học 2016-2017 của tỉnh Đồng Nai là 73.381 học sinh;
28
Theo Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn quyết toán NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2017, tổng chi NSĐP đạt 24.250 tỷ đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 6.518 tỷ đồng, chiếm 26,9% tổng chi NSĐP. Trong đó, chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 1.371 tỷ đồng, chiếm 21% tổng chi đầu tư phát triển.
- Chi thường xuyên: 11.259 tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng chi NSĐP. Trong đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 4.238 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng chi thường xuyên.
Năm 2017 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, nên công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh theo dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp; mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương, tỉnh Đồng Nai đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên công tác quản lý chi ngân sách tỉnh Đồng Nai đối với các trường THPT cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là: định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục THPT tính trên biên chế của trường và chia theo thành 3 cụm (Thành phố Biên Hòa 11 triệu đồng/biên chế/năm; Huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu 18 triệu đồng/biên chế/năm; Thị xã Long Khánh và các huyện còn lại 15 triệu đồng/biên chế/năm, ….) nên không đồng đều giữa các trường, qua thực hiện một số trường thiếu kinh phí hoạt động; định mức chi ngân sách không được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn xảy ra, hầu hết các chi sự nghiệp đều phải bổ sung mặc dù cuối năm vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau (16,1%).
1.4.1.2. Kinh nghiệm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với dân số 1,112 triệu dân (sơ bộ năm 2018) thuộc Miền Đông Nam bộ. Theo quy hoạch thì Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.
Thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 và kéo dài năm 2016, trong quản lý chi thường xuyên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định 5 năm.
29
Trong quản lý chi thường xuyên đối với giáo dục trung học phổ thông UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước theo số học sinh. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã tiến hành khoán biên chế giáo dục đào tạo và khoán chi hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, theo đó định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp giáo dục được tính trên số lớp/năm, theo đó khối trung học phổ thông 68 triệu đồng/lớp/năm. Tổng số học sinh trung học phổ thông năm học 2016-2017 là 31.562 học sinh.
Theo Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố công khai quyết toán NSNN năm 2017 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng chi NSĐP đạt 17.360 tỷ đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 6.381 tỷ đồng, chiếm 36,8% tổng chi NSĐP. Trong đó chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 954 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng chi đầu tư phát triển.
- Chi thường xuyên: 6.938 tỷ đồng, chiếm 40% tổng chi NSĐP. Trong đó chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 2.123 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng chi thường xuyên.
Qua đánh giá quyết toán năm 2017 cho thấy các trường trung học phổ thông được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại; chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NSNN đối với giáo dục THPT của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế, như: NSNN đối với giáo dục đào tạo hàng năm có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương ứng với quy mô phát triển giáo dục của tỉnh có nguồn thu ngân sách khá lớn trong khu vực. Áp dụng các định mức chi tính trên lớp/năm theo số học sinh, thực tế một số trường sẽ không đủ kinh phí để chi trả lương cho giáo viên ở các trường vùng sâu, có học sinh ít.
30
Bình Phước là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Sông Bé với dân số 979,6 ngàn người (sơ bộ năm 2018) thuộc Miền Đông Nam bộ. Theo quy hoạch thì tỉnh Bình Phước thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, có xuất phát điểm gần giống tỉnh Tây Ninh.
Thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 và kéo dài năm 2016, trong quản lý chi thường xuyên của giai đoạn cuối (2015 và 2016), UBND tỉnh Bình Phước tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục, bên cạnh nguồn vốn NSNN, Bình Phước đã áp dụng chính sách đa dạng hoá các nguồn tài chính và sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả. Bình Phước còn khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường học và một trong những địa phương của cả nước có 02 trường THPT chuyên trong đó có 01 trường được tài trợ toàn bộ của doanh nghiệp.
Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước thông qua định mức phân bổ chi ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, theo đó định mức phân bổ dự toán chi cho khối THPT được tính trên cơ sở bảo đảm tỷ lệ 82/18, cụ thể: chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tối đa 82% dự toán. Chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 18% dự toán. Tổng số học sinh trung học phổ thông của tỉnh Bình Phước năm học 2016-2017 là 27.982 học sinh.
Theo Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về quyết toán chi NSĐP năm 2017, tỉnh Bình Phước, tổng chi NSĐP đạt 8.559 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển: 1.814 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng chi NSĐP.
+ Chi thường xuyên: 5.658 tỷ đồng, chiếm 66,1% tổng chi NSĐP. Trong đó chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 2.315 tỷ đồng, chiếm 40,92% tổng chi thường xuyên.
Qua đánh giá quyết toán năm 2017 cho thấy, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy