6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.4.1.2. Kinh nghiệm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với dân số 1,112 triệu dân (sơ bộ năm 2018) thuộc Miền Đông Nam bộ. Theo quy hoạch thì Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.
Thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 và kéo dài năm 2016, trong quản lý chi thường xuyên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định 5 năm.
29
Trong quản lý chi thường xuyên đối với giáo dục trung học phổ thông UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước theo số học sinh. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã tiến hành khoán biên chế giáo dục đào tạo và khoán chi hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, theo đó định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp giáo dục được tính trên số lớp/năm, theo đó khối trung học phổ thông 68 triệu đồng/lớp/năm. Tổng số học sinh trung học phổ thông năm học 2016-2017 là 31.562 học sinh.
Theo Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố công khai quyết toán NSNN năm 2017 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng chi NSĐP đạt 17.360 tỷ đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 6.381 tỷ đồng, chiếm 36,8% tổng chi NSĐP. Trong đó chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 954 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng chi đầu tư phát triển.
- Chi thường xuyên: 6.938 tỷ đồng, chiếm 40% tổng chi NSĐP. Trong đó chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 2.123 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng chi thường xuyên.
Qua đánh giá quyết toán năm 2017 cho thấy các trường trung học phổ thông được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại; chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NSNN đối với giáo dục THPT của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế, như: NSNN đối với giáo dục đào tạo hàng năm có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương ứng với quy mô phát triển giáo dục của tỉnh có nguồn thu ngân sách khá lớn trong khu vực. Áp dụng các định mức chi tính trên lớp/năm theo số học sinh, thực tế một số trường sẽ không đủ kinh phí để chi trả lương cho giáo viên ở các trường vùng sâu, có học sinh ít.