Tình hình lập và phân bổ dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 67 - 68)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2.1. Tình hình lập và phân bổ dự toán

Quy trình lập dự toán chi ngân sách Nhà nước ở Tây Ninh khi lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cho Khối THPT và khối giáo dục và đào tạo khác dựa vào những căn cứ khoa học và tiến hành theo một trình tự nhất định, quy trình này thực hiện như sau:

Căn cứ trên cơ sở ngân sách được Trung ương phân bổ cho ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh, UBND tỉnh phân bổ toàn bộ cho ngành. Thực hiện qua các năm, tổng mức phân bổ ngân sách cho THPT và các giáo dục và đào tạo khác của Tây Ninh ít nhất bằng mức Trung ương phân bổ cho địa phương. Ngoài ra, khi NSĐP có nguồn tăng thu sẽ phân bổ thêm căn cứ vào nhu cầu cần thiết của các ngành.

Hình 2.3. Quy trình lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN cho THPT và khối giáo dục các cấp học khác của tỉnh tây Ninh

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, năm 2020)

Dựa vào định mức và tiêu chí phân bổ theo quyết định của UBND tỉnh (sau khi đã được HĐND tỉnh quyết nghị), Sở Tài chính /Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND tỉnh/UBND huyện phân bổ ngân sách cho Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo (trình UBND tỉnh/UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán - đơn vị dự toán cấp 1). Sở Tài chính /Phòng Tài chính - Kế hoạch phân bổ và thẩm tra dự toán ngân sách cho Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo; căn cứ vào số được phân bổ và ý kiến

56

thẩm tra dự toán, Sở giáo dục và đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các trường thuộc cấp mình quản lý. Ngoài ra, đối với các xã có thành lập trung tâm học tập cộng đồng thì được ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên theo một mức cố định cho một trung tâm trong thời kỳ ổn định ngân sách.

Tuy nhiên, theo cơ chế phân bổ này (căn cứ vào khả năng NSNN là chính), tỉnh nào có nguồn tăng thu nhiều và dành ưu tiên cho ngành giáo dục đào tạo thì kinh phí được bố trí sẽ tốt hơn đồng thời sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương đó sẽ phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)