6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.4.1.3. Kinh nghiệm tỉnh Bình Phước
30
Bình Phước là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Sông Bé với dân số 979,6 ngàn người (sơ bộ năm 2018) thuộc Miền Đông Nam bộ. Theo quy hoạch thì tỉnh Bình Phước thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, có xuất phát điểm gần giống tỉnh Tây Ninh.
Thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 và kéo dài năm 2016, trong quản lý chi thường xuyên của giai đoạn cuối (2015 và 2016), UBND tỉnh Bình Phước tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục, bên cạnh nguồn vốn NSNN, Bình Phước đã áp dụng chính sách đa dạng hoá các nguồn tài chính và sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả. Bình Phước còn khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường học và một trong những địa phương của cả nước có 02 trường THPT chuyên trong đó có 01 trường được tài trợ toàn bộ của doanh nghiệp.
Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước thông qua định mức phân bổ chi ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, theo đó định mức phân bổ dự toán chi cho khối THPT được tính trên cơ sở bảo đảm tỷ lệ 82/18, cụ thể: chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tối đa 82% dự toán. Chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 18% dự toán. Tổng số học sinh trung học phổ thông của tỉnh Bình Phước năm học 2016-2017 là 27.982 học sinh.
Theo Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về quyết toán chi NSĐP năm 2017, tỉnh Bình Phước, tổng chi NSĐP đạt 8.559 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển: 1.814 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng chi NSĐP.
+ Chi thường xuyên: 5.658 tỷ đồng, chiếm 66,1% tổng chi NSĐP. Trong đó chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 2.315 tỷ đồng, chiếm 40,92% tổng chi thường xuyên.
Qua đánh giá quyết toán năm 2017 cho thấy, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh Bình Phước năm 2017 so với năm 2015 và năm 2016, tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi thường xuyên (trên 40%); về định mức giao phân bổ dự toán khối THPT theo tiêu chí: 82% gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất
31
lương và 18% chi hoạt động theo biên chế của từng trường; với định mức này tương đối đáp ứng nhu cầu chi trả tiền lương cho giáo viên. Tuy nhiên, qua thực tế, quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục THPT ở tỉnh Bình Phước còn một số tồn tại sau:
+ Việc lập dự toán chi, phân bổ định mức chi cho khối THPT trong tỉnh chưa sát với tình hình thực tế, do cơ cấu tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương chưa tính đến các khoản phụ cấp khác trong cơ cấu 82%, vì vậy dự toán chi một số trường không đủ kinh phí để chi cho các hoạt động khác. Vì vậy ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán có trường đã phải xin bổ sung kinh phí.
+ Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức quy định về sử dụng tài chính ngân sách cho khối THPT tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, như định mức chi cho thi tốt nghiệp THPT, định mức chi cho thi tuyển vào lớp 10 công lập.