6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2.2. Cơ chế phân bổ chi thường xuyên cho THPT và Khối giáo dục các
Tiêu chí phân bổ: Tiêu chí được sử dụng khi Trung ương phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo của địa phương là theo dân số trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, ở địa phương, các tiêu chí thường được sử dụng là học sinh, biên chế giáo viên, dân số trong độ tuổi đi học; trong đó, chủ yếu là tiêu chí biên chế giáo viên. Ngoài các tiêu chí chính, để đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội các vùng miền còn sử dụng tiêu chí bổ sung như địa bàn và có hệ số ưu tiên đối với các địa bàn khó khăn hơn. Tỉnh Tây Ninh trong nhiều năm, tiêu chí biên chế giáo viên được ưu tiên lựa chọn vì:
- Dễ xác định: Đây là tiêu chí dễ xác định nhất, do hàng năm các trường được giao biên chế rất cụ thể. Dựa vào chỉ tiêu biên chế từ cơ quan nội vụ, cơ quan tài chính có thể dễ dàng nắm được số liệu chính xác và tin cậy để làm căn cứ phân bổ.
- Phù hợp: Phân bổ theo biên chế giáo viên được cho là phù hợp hơn so với tiêu chí là số học sinh hoặc dân số trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành giáo dục, để đảm bảo mục tiêu giáo dục, nhất là một số trường THPT ở những địa phương vùng xa, biên giới ít học sinh, số học sinh/1 lớp không đạt định mức (chỉ 20-25 học sinh/1 lớp) nhưng vẫn phải bố trí giáo viên, cơ sở vật chất đầy đủ. Những địa phương này nếu phân bổ theo số học sinh thì không đủ ngân sách đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục. Chi cho con người (lương, phụ cấp và các khoản tính theo lương) trong ngành giáo dục luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi. Nếu phân bổ dự toán chi lấy theo tiêu chí học sinh/dân số thì sẽ thiệt thòi cho địa phương có dân số ít và số học sinh đi học ít.
57
Định mức và phương pháp phân bổ: Định mức phân bổ phụ thuộc vào định mức phân bổ của Trung ương cho Tỉnh và khả năng về chỉ tiêu tăng thu của ngân sách địa phương. Thông thường, trên cơ sở ngân sách được Trung ương phân bổ cho ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh, UBND tỉnh phân bổ toàn bộ cho toàn ngành. Do đó, tổng mức phân bổ ngân sách cho THPT và các giáo dục và đào tạo khác của Tây Ninh ít nhất bằng mức Trung ương phân bổ cho địa phương. Ngoài ra, dự toán HĐND giao cho NSĐP luôn có nguồn tăng thu, căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của ngành sẽ được phân bổ thêm.
Dựa trên các tiêu chí phân bổ được HĐND tỉnh quyết nghị, UBND tỉnh tính toán định mức phân bổ chi thường xuyên cho THPT, các giáo dục và đào tạo khác và các cấp ngân sách. Ngoài ra, định mức phân bổ ngân sách cho THPT, các giáo dục và đào tạo khác còn được tính đến điều kiện kinh tế xã hội của các vùng/khu vực khác nhau để có hệ số hoặc mức phân bổ khác biệt theo vùng/khu vực.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho THPT, các giáo dục và đào tạo khác giai đoạn 2017-2020 được tính toán trên cơ sở đảm bảo chi lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (BHXH, BHYT, …) và chi hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập (trên nền lương tối thiểu tại năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách là 1.210.000 đồng/tháng cho giai đoạn 2017-2020). Đồng thời, phải đảm bảo cơ cấu giữa chi lương và chi hoạt động cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách là 82%/18% cho giai đoạn 2017-2020. Những năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định, nếu Nhà nước tăng lương tối thiểu thì ngân sách chỉ cấp bù chênh lệch từ phần thu học phí được để lại chưa đảm bảo nguồn, nhằm đảm bảo chi thanh toán cho cá nhân (lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương…) theo quy định.
Như vậy, với định mức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục đào tạo nêu trên, chỉ đảm bảo quỹ lương (tiền lương cơ sở tăng thì ngân sách sẽ bổ sung thêm), không đảm bảo cho chi hoạt động (các trường tự cân đối chi trong phần được bố trí chi hoạt động 18%); với giá cả điện, nước, văn phòng phẩm …ngày càng biến động tăng qua các năm, các trường càng thêm khó khăn trong hoạt động chi tiêu của mình trong cả giai đoạn 2017- 2020.
Mức phân bổ nói trên chưa bao gồm thu học phí tại các trường, hàng năm NSNN bổ sung thêm kinh phí sửa chữa, mua sắm và một số kinh phí theo chính sách riêng (như
58
hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng quy định tại Điều 6, Nghị định 49/2010 NĐ-CP ngày 14/5/2010); các nội dung ngân sách sẽ bổ sung có mục tiêu cho các trường tùy theo tình hình thực tế và theo chế độ quy định.
Riêng đối với cấp huyện (khối mầm non, tiểu học và THCS), định mức phân bổ cũng được áp dụng tương tự như trên. Ngoài ra, đối với các xã có trung tâm học tập cộng đồng thì được ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên theo một mức cố định cho một trung tâm trong thời kỳ ổn định ngân sách.
Căn cứ định mức phân bổ nêu trên, việc phân bổ dự toán chi thường xuyên được thực hiện từng cấp ngân sách theo hai cách: (i) Dựa vào định mức và tiêu chí phân bổ theo quyết định của UBND tỉnh/huyện, Sở Tài chính /Phòng Tài chính - Kế hoạch phân bổ ngân sách trực tiếp cho các trường hoặc (ii) Sở Tài chính /Phòng Tài chính - Kế hoạch phân bổ ngân sách cho Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo (đơn vị dự toán cấp 1), Sở giáo dục và đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục phân bổ ngân sách cho các trường thuộc cấp mình quản lý.
Tuy nhiên, định mức phân bổ quy định áp dụng ổn định cho cả thời kỳ 2017-2020, vì vậy năm đầu thời kỳ thì định mức có đáp ứng cho hoạt động của các trường, nhưng những năm tiếp theo đa số các trường đều gặp khó khăn về kinh phí.
Vai trò của ngành giáo dục trong phân bổ ngân sách: với vai trò là cơ quan quản lý ngành tại địa phương, mức độ tham gia, phối hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo cùng với các Sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, nhất là Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư /Phòng Tài chính – Kế hoạch trong phân bổ có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo hiệu quả kinh phí hoạt động của ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng giáo dục và đào tạo cũng là cơ quan tổng hợp, thẩm định và xác định danh mục ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo; làm căn cứ để Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư cho ngành.