6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.1.2.1. Định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của Việt Nam
73
- Giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đặt biệt coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát triển hiệu quả. Phương hướng chung phát triển giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đào tạo nên những con người có đủ đức -trí - thể - mỹ, có đủ năng lực và nhân cách để đưa đất nước phát triển ngày càng đi lên, bên cạnh đó phải khắc phục những mặt còn tồn tại của giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng:
"Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Cụ thể: Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên NSNN dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng điều kiện xã hội khó khăn để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính
74
sách. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục về đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.
- Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng. Để thực hiện được các mục tiêu đó cần phải:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh; mở rộng quy mô giáo dục hợp lý, phù hợp thực tế.
+ Đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.
+ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
+ Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục.
+ Rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông: Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ sách phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.
+ Đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, chuyển mạnh mẽ từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.
+ Tăng cường nguồn lực cho giáo dục: Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo
75
dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục.
+ Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục: Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền...
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới.
+ Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.
+ Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản việc nâng cao trình độ người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho mọi người, đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa... Đảm nhận việc chi trả phần lớn tiền lương cho giáo viên và cán bộ quản lý cũng như việc nâng cao thu nhập cho giáo viên trung học phổ thông tại tỉnh Tây Ninh. Tăng chi thường xuyên đối với định mức phân bổ chi, nhằm đảm bảo cho yêu cầu hoạt động của các trường và đảm bảo có nâng cao thu nhập cho giáo viên nhưng vẫn phải đảm bảo đúng mục đích, tiêu chuẩn; sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục.
Theo Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, trong đó: số kinh phí đầu tư xây dựng (dùng để nâng cấp phòng học, mua sắm thiết bị và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên); số kinh phí chi thường xuyên và Kinh phí chi chương trình mục tiêu Quốc gia của giai đoạn 2009 – 2020, theo Bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.10: Dự toán kinh phí cần thiết cho phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2009 – 2020
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
76
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Trong đó:
I. Kinh phí cho xây dựng cơ bản 380.000 660.000 990.000
Mầm non 35.000 52500 78.750
Phổ thông 315.000 472.500 708.750
ĐH,CĐ,TCCN 30.000 135.000 202.500
II. Kinh phí cho chi thường
xuyên 482.860 914.113 2.413.411
Thanh toán cá nhân 443.520 735.563 1.962.911
Chi chuyên môn nghiệp vụ 24.060 91.420 200.000
Chi mua sắm sửa chữa 14.430 51.420 150.000
Chi khác 850 45.710 100.500
III. Kinh phí cho chi chương
trình mục tiêu 21.600 64.000 108.000
Xóa mù chữ, PC GDTH, PC
GDTHCS 1.400 5.000 10.000
Đổi mới chương trình và nội dung
SGK 1.900 3.000 7.000
Đào tạo CB tin học, đưa tin học
vào nhà trường 2.500 7.000 14.000
Hỗ trợ GD MN, DT ít người,
vùng khó khăn 3.000 15.000 25.000
Bồi dưỡng GV, tăng cường CSVC
trường SP 800 4.000 7.000
Nhu cầu đầu tư XDCB 12.000 30.000 45.000
(Nguồn: UBND tỉnh - Quy hoạch phát triển GDĐT tỉnh Tây Ninh, giai đọan 2009-2020)
Như vậy, theo dự toán chi trong bảng trên, số kinh phí cho phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010 – 2020 cần duy trì tốc độ tăng bình quân hàng năm là 16,0%. Trong đó, kinh phí cho xây dựng cơ bản cần tăng bình quân 10,0%/năm, kinh
77
phí cho chi thường xuyên cần tăng bình quân 19,0%/năm và kinh phí cho chi chương trình mục tiêu tăng bình quân 17,5%/năm trong toàn thời kỳ.