Bài học cho Tây Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 43)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2. Bài học cho Tây Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi ngân sách Nhà nước và quản lý chi NSNN; kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo và chi NSNN đối với khối trung học phổ thông, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi ngân sách Nhà nước đối với khối trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau:

Một là, các địa phương khác nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có định mức phân bổ ngân sách khác nhau, nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.

Hai là, các địa phương rất coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách phát triển chung của tỉnh và các chính sách liên quan đến chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và bền vững.

Ba là, sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và đối với khối THPT nói riêng không phải là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục và đào tạo mà là nhiệm vụ của nhiều ngành,

32

nhiều cấp có liên quan, đặc biệt trong đó là ngành tài chính và gắn với đó là việc phân bổ ngân sách và quản lý chi ngân sách. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục nói chung là nhiệm vụ quan trọng nằm trong chiến lược phát triển quốc gia về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bốn là, do chiến lược phát triển giáo dục là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục nói chung và khối THPT nói riêng phải biết vận dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy quan hệ cung cầu về sản phẩm giáo dục, xây dựng thị trường sản phẩm giáo dục đào tạo có tính cạnh tranh phù hợp với điều kiện, khả năng phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với từng địa phương.

Năm là, hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục nói chung là một quá trình, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ xuất phát từ bối cảnh chung của đất nước và thực tiễn địa phương, cho nên cần có những chủ trương, biện pháp và bước đi phù hợp, không nên nóng vội, chủ quan duy ý chí.

Sáu là, vai trò của nhà nước trong hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục nói chung là vô cùng quan trọng. Nhà nước đầu tư vào giáo dục là nhằm để tăng hiệu quả của đầu tư xã hội và tạo ra sự công bằng về cơ hội giáo dục cho người dân, từ đó tạo sự công bằng trong tìm kiếm việc làm và phân phối thu nhập. Bên cạnh đó, trong cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục, NSNN cần tập trung cho giáo dục đại trà các cấp học thấp, tuy nhiên cần tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục THPT, nhất là các trường ở những vùng nông thôn, xã biên giới. Tóm lại, cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục nói chung cần kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương.

Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau, cho nên viêc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc.

33

Tóm tắt Chương 1

Chi NSNN là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển KT- XH. Trong phạm vi địa phương, NSNN tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng và nhằm phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền đã được phân công quản lý.

Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng định mức, chế độ, chính sách đã được nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ.

Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN là một vấn đề các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện hiện nay, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chi quản lý hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực sự nghiệp, như sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết, vì vậy đang trở thành thách thức, cản trở lớn cho quá trình phát triển của tỉnh Tây Ninh.

Với những cơ sở lý luận cơ bản đã trình bày ở Chương I, sẽ giúp hiểu sâu hơn về chi NSNN; những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi NSNN, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN, nhằm để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN được trình bày ở các chương sau.

34

CHƯƠNG 2

Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động giáo dục – đào tạo tỉnh Tây Ninh

2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội

Tây Ninh là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 4.041,4 km2, phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.

Tây Ninh có 01 Thành phố, và 08 huyện: Châu thành, Tân biên, Tân châu, Dương Minh Châu, Hòa thành, Gò dầu, Bến cầu và Trảng bàng; trong đó có 95 đơn vị cấp xã gồm 07 phường, 08 thị trấn và 80 xã. Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh là 1,133 triệu người; mật độ dân số 280,4 người/km2. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 22 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh với 17.540 người, chiếm khoảng 1,57% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, những dân tộc thiểu số đông nhất là: dân tộc Khmer 7.538 người chiếm 0,70%, dân tộc Hoa 3.975 người chiếm 0,36%, dân tộc Chăm 3.254 người chiếm 0,30% và dân tộc Tà Mun 1.680 người chiếm 0,15%, dân tộc Mường 466 người chiếm 0,04%. Các dân tộc thiểu số khác có số lượng ít, chiếm tỷ lệ 0,06%; đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Ninh vốn có truyền thống gắn bó lâu đời, sống gần gũi, chan hòa và có quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết với đồng bào Kinh và giữa các cụm dân cư dân tộc thiểu số.

Sơ bộ năm 2018, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá so sánh) ước thực hiện 52.862 tỷ đồng, tăng 8,09% so với cùng kỳ (KH 2018: tăng 8% trở lên). Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước ước thực hiện 7.673,047 tỷ đồng, tăng 111,1% dự toán (dự toán 2018: 6.907 tỷ đồng) tương ứng tăng 766,047 tỷ đồng và tăng 10,5% so với cùng kỳ; trong đó: Thu nội địa 6.800,174 tỷ đồng, tăng 7,8% dự toán (dự toán 2018: 6.307 tỷ đồng), tăng 10,% so với cùng kỳ; Thu thuế xuất nhập khẩu: 856,6 tỷ đồng, tăng 43,1% dự toán, tương ứng tăng 258,6 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ (Niên Giám Thống kê, 2018).

35

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2018 ước thực hiện 7.461,441 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán (dự toán 2018: 7.190,073 tỷ đồng), tăng 10% so với cùng kỳ (UBND tỉnh Tây Ninh, 2018).

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh

Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh, năm 2019

2.1.2. Tình hình hoạt động của sự nghiệp giáo dục các cấp

Mạng lưới trường, lớp ngành học mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đã được quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững. Toàn tỉnh có 136 trường mầm non (trong đó có 21 trường ngoài công lập), 115 trường tiểu học, 104 trường trung học cơ sở, (trong đó có 01 trường phổ thông cơ sở cấp 1& 2) và 31 trường trung học phổ

36

thông (trong đó có 02 trường THPT tư thục, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú), 10 Trung tâm GDTX, 01 Trường Cao đẳng Sư phạm.

Về cơ sở vật chất trường học: Toàn ngành học mầm non và phổ thông có 7727 phòng học, trong đó có 6322 phòng học kiên cố, chiếm tỉ lệ 77,8% (chia ra theo các ngành học: phòng kiên cố mầm non 1455/1717, phòng kiên cố tiểu học 2301/3197, phòng kiên cố THCS 1592/1818, phòng kiên cố THPT 974/995).

- Bậc học mầm non: Tất cả các trường mầm non được trang bị thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên 60% các trường mầm non được trang bị đồ chơi ngoài trời, trang thiết bị vận động theo danh mục tối thiểu.

- Bậc học tiểu học: Tất cả các trường tiểu học được trang bị thiết bị theo danh mục tối thiểu, các trường có tổ chức dạy tin học và ngoại ngữ được trang bị phòng máy tính và phòng học ngoại ngữ chuyên dùng.

- Bậc học THCS có 404 phòng học bộ môn, trong đó có 68 phòng bộ môn Vật lý, 65 phòng bộ môn Hóa học, 60 phòng bộ môn Sinh học, 98 phòng bộ môn Tin học, 56 phòng bộ môn ngoại ngữ và 56 phòng bộ môn khác (phòng công nghệ, âm nhạc...). Số trường đạt chuẩn theo quy định đủ cơ sở vật chất và đạt chuẩn theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ 75,9% (79/104 trường).

- Bậc học THPT có 196 phòng học bộ môn, trong đó có 24 phòng bộ môn Vật lý, 25 phòng bộ môn Hóa học, 24 phòng bộ môn Sinh học, 65 phòng bộ môn Tin học, 24 phòng bộ môn ngoại ngữ và 62 phòng bộ môn khác (phòng công nghệ, nghe nhìn phòng thực hành ghép...). Số trường đạt chuẩn theo quy định đủ cơ sở vật chất và đạt chuẩn theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ 74,2% (23/31 trường).

- Kế hoạch giai đoạn 2016-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Dự án kiên cố hóa lớp học mầm non, tiểu học cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2017-2020 sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, thực hiện 18 trường thuộc 5 huyện biên giới gồm huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn: 67.950 triệu đồng, trong đó vốn Trái phiếu Chính phủ: 48.000 triệu đồng, ngân sách địa phương 19.950 triệu đồng.

37

Về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Toàn ngành có 15.254 người (trong đó 14.758 người ở các cơ sở công lập, 496 người ở các cơ sở tư thục), trong số đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở công lập, có 11.327 giáo viên, 1.055 CBQL và 2.376 nhân viên. Đội ngũ giáo viên công lập ở các cấp học có 8.533 giáo viên trên chuẩn chiếm tỉ lệ 72,8%, cụ thể:

- Giáo dục mầm non: mục tiêu cụ thể cần đạt trên 99,9% giáo viên mầm non đạt chuẩn; trong đó có 57,03% giáo viên trên chuẩn, toàn ngành hiện có 1.731 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trở lên 1.474 giáo viên, tỉ lệ 85,1%, trong đó trên chuẩn 1344 giáo viên, tỉ lệ 77, 6%.

- Giáo dục tiểu học: Mục tiêu cụ thể cần đạt trên 99,9% giáo viên tiểu học đạt chuẩn; toàn ngành hiện có 4.831 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trở lên tỉ lệ 100%, trên chuẩn 4.402 giáo viên, tỉ lệ 88,3%.

- Giáo dục THCS: Mục tiêu cụ thể cần đạt trên 99,9% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn, toàn ngành hiện có 3.372 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trở lên tỉ lệ 100%, trong đó trên chuẩn 2.580, tỉ lệ 76,5%.

- Giáo dục THPT: Mục tiêu cụ thể cần đạt trên 99,9% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn, toàn ngành hiện có 1.393 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trở lên tỉ lệ 100%, trong đó trên chuẩn 207, tỉ lệ 14,8%.

- Giáo dục GDTX: 126 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trở lên 100%.

- Giáo dục chuyên nghiệp: cán bộ quản lí, giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật: 163 giáo viên cơ hữu, trong đó đạt chuẩn trở lên tỉ lệ 100%, trên chuẩn 78 người, tỉ lệ 47,8% (Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh, 2018).

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên (công lập)

STT Bậc học ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Mầm non 1.1 Số trường Trường 119 122 122 122 118

38 STT Bậc học ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.2 Số lớp Lớp 906 959 1.500 1.267 1236 1.3 Số giáo viên Gv 1.328 1.450 1.583 1.474 1731 1.4 Số học sinh Hs 29.036 30.680 34.529 37.319 37.897 2 Tiểu học 2.1 Số trường Trường 265 261 260 260 246 2.2 Số lớp Lớp 3.342 3.315 3.308 3.409 3.243 2.3 Số giáo viên Gv 4.678 4.768 4.831 4.971 4.831 2.4 Số học sinh Hs 94.442 96.824 94.830 96.307 96.307 3 THCS 3.1 Số trường Trường 106 106 106 106 104 3.2 Số lớp Lớp 1.599 1.615 1.643 1.652 1.651 3.3 Số giáo viên Gv 3.243 3.349 3.319 3.466 3.372 3.4 Số học sinh Hs 59.847 61.986 63.245 63.596 64.997 4 THPT 4.1 Số trường Trường 31 31 31 31 31 4.2 Số lớp Lớp 605 619 644 648 673 4.3 Số giáo viên Gv 1.394 1.396 1.395 1.409 1.393 4.4 Số học sinh Hs 23.387 24.174 25.826 25.932 27.192 5 Tổng cộng 5.1 Số trường Trường 521 520 519 519 499 5.2 Số lớp Lớp 6.452 6.508 7.095 6.976 6.803 5.3 Số giáo viên Gv 10.643 10.963 11.128 11.320 11.327

39 STT Bậc học ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 5.4 Số học sinh Hs 206.712 213.664 218.430 223.154 226.393

(Nguồn: Niên giám thống kê - Cục thống kê Tây Ninh, năm 2018)

Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên công lập (theo Bảng 2.1) tăng số giáo viên từ quy mô tăng số học sinh. Do đó mức tài chính chi cho giáo dục bình quân trên đầu giáo viên phản ánh các yếu tố trực tiếp tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên như lương, phụ cấp, chi dạy tăng giờ, chi cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chi cho cải thiện các điều kiện làm việc và môi trường làm việc của nhà giáo… Do vậy, nó cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên (Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh, 2018).

2.1.3. Mô hình tổ chức và quy trình lập, phân bổ dự toán chi NSNN

Quy trình phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo ở Trung ương và địa phương được thực hiện theo quy trình phân bổ chi ngân sách nhà nước theo Luật NSNN. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi NSNN; mô hình tổ chức và quy trình phân bổ dự toán chi NSNN phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

Thực hiện quản lý chặt chẽ trên cơ sở quy định của Luật, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi NSNN trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, quản lý, sử dụng dự toán và quyết toán NSNN).

40

Thực hiện công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước có liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)