6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán các khoản chi
Kiểm tra quyết toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán kỳ đã qua để rút kinh nghiệm cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý NSNN, nó đảm bảo cho việc thực hiện ngân sách đúng pháp luật, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đóng góp của nhân dân đúng mục đích.
22
Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi ngân sách được thực hiện bởi nhiều cơ quan, trong đó, chịu trách nhiệm chính là thủ trưởng các đơn vị dự toán. Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng NSNN. Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra để khắc phục sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung kiểm tra quyết toán bao gồm: Quyết toán vốn ngân sách và tình hình sử dụng vốn ngân sách.
Công tác kiểm tra quyết toán được tiến hành theo nguyên tắc đơn vị dự toán cấp dưới phải nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp trên tiến hành kiểm tra và xét duyệt quyết toán. Trong báo cáo quyết toán các đơn vị gửi phải chú ý các yêu cầu cơ bản sau:
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định.
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN hiện hành.
- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải có xác nhận của KBNN đồng cấp về tổng số và chi tiết.
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được quyết toán chi lớn hơn thu. Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác kiểm tra, quyết toán các khoản chi NSNN mới tiến hành được thuận lợi, đồng thời, nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan.
1.3.4. Nguyên tắc quản lý chi NSNN tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác
23
Mọi nhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền từ thấp đến cao. Chỉ sau khi dự toán chi đã được Quốc hội phê duyệt và thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mỗi cấp. Các cấp các đơn vị phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu thuộc dự toán chi đã được quốc hội thông qua. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử dụng cho các khoản mục và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định.
Khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh. Số liệu quyết toán phải được xác lập theo cùng chỉ tiêu khoản mục dự toán.
1.3.4.2. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước; nguồn lực là có hạn và nhu cầu là vô hạn, vì vậy các đơn vị phải chi làm sao với mức phí bỏ ra thấp nhất nhưng hiệu quả đạt được lại cao nhất. Hơn thế nữa do hoạt động của NSNN diễn ra rộng và đa dạng phức tạp, nhu cầu chi luôn gia tăng, vì vậy để tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu chúng ta phải làm tốt và đồng bộ một số nội dung sau:
- Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi cho phù hợp với từng đối tượng và tính chất công việc, đồng thời bảo đảm tính thực tiễn cao.
- Thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng, từ đó tạo tiền đề cho việc lựa chọn tiêu chí phù hợp cho mỗi đối tượng quản lý.
- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của đơn vị hoặc nhóm mục chi phù hợp với ngân sách mang lại hiệu quả cao.
1.3.4.3. Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN
Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN.
24
Tất cả mọi khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt theo đúng chế độ tiêu chuẩn, thẩm quyền.
Các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh phí cho các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN.
KBNN phải kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo quy định. Tham gia với các cơ quan tài chính trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi ngân sách qua kho bạc.
Trên đây là ba nguyên tắc cần thiết để đạt mục tiêu hiệu quả không chỉ trong chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói riêng mà bao gồm cả trong chi thường xuyên nói chung.
1.3.4.4. Mô hình kiểm soát chi
Theo quy định hiện hành, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát; thanh toán các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.
Thực hiện kiểm soát thanh toán ngay khi nhận được đầy đủ hồ sơ do đơn vị gửi đến theo quy định. Quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, cần chủ động trao đổi và hướng dẫn để các đơn vị hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh toán theo quy định; nắm chắc kế hoạch vốn của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công hàng tháng, quý, năm, đảm bảo số liệu chính xác và được cập nhật kịp thời.
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách Nhà nước tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác
25
Mỗi đơn vị sự nghiệp là một chủ thể tài chính độc lập. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đơn vị phải tổ chức thực hiện công tác kế toán. Kế toán là việc thu thập, xử lý, cung cấp phân tích thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị. Một cơ chế tài chính hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh trung thực nhất qua những kết quả số liệu của công tác kế toán, thống kê. Cơ chế quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có tác động qua lại lẫn nhau, từ kết quả của công việc kế toán, thủ trưởng cơ quan và cán bộ quản lý có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học để quản lý tài chính ngày càng tốt hơn. Ngược lại, việc quản lý tài chính tốt hay chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phản ánh thông tin trên báo cáo kế toán.
1.3.5.2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị
Hệ thống này bao gồm các thành phần: thanh tra tài chính, kiểm tra tài chính, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, thuế … Với bất kỳ cơ chế quản lý nào đều phải được giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể là công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán… Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tài chính, bởi vì trong quá trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải những sai sót.
Việc kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, đặc biệt là khi có hành vi cố tình lợi dụng kẽ hở của quản lý tài chính để tham ô, tham nhũng; khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện hơn.
1.3.5.3. Trình độ cán bộ quản lý
Cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích, kích thích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị sự nghiệp tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người thực hiện và vận dụng nó vào thực tiển. Trước hết, ở tầm vĩ mô, những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp phải có sự hiểu biết, kiến thức chuyên sâu đầy đủ; để đạt được điều đó cần phải trải qua quá trình thực tế để nhận thức và điều chỉnh cho phù hợp. Đối với đơn vị là nơi trực tiếp sử dụng nguồn tài chính thì yếu tố con người lại đặt ra một yêu cầu cấp thiết, cụ thể là: người sử dụng ngân sách từ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho đến kế toán, cần thiết phải
26
có trình độ, chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và mang lại hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN.
1.3.5.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục
Việc ban hành các định mức chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được hợp lý, khoa học, kịp thời, có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc ban hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về trách nhiệm, quyền hạn và sự minh bạch cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục. Ở nước ta, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương, chính sách đó mà nhà nước ta có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cụ thể: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho Nghị định 10/2002 NĐ-CP của Chính Phủ, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những được trao quyền tự chủ về tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn. Cơ chế quản lý chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là một bước cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp.
1.3.5.5. Hệ thống công nghệ thông tin
Trong công tác quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện triển khai hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS) theo mô hình tập trung tại Bộ Tài chính, KBNN. TABMIS đã giúp cho ngành tài chính thực hiện quản lý tập trung và phân cấp xử lý chu trình ngân sách nhà nước từ khâu phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện cam kết chi ngân sách, thực hiện thủ tục kiểm soát chi NSNN và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chi tiêu ngân sách.
27
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp cho việc quản lý chi ngân sách cho giáo dục được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giúp rút ngắn được thời gian xử lý công việc của nhân viên, việc lưu trữ có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại các trường THPT của một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Tây Ninh
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại các trường THPT và khối giáo dục các cấp học khác của một số địa phương trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh lớn với hơn 3,097 triệu dân (sơ bộ năm 2018) thuộc Miền Đông Nam bộ. Theo quy hoạch thì tỉnh Đồng Nai thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.
Thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 và kéo dài năm 2016, trong quản lý chi thường xuyên, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao. Năm 2016 là năm kéo dài của thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, nên không có sự thay đổi về định mức chi thường xuyên. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán.
Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Đồng Nai về ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó định mức phân bổ chi NSNN khối THPT được chia thành 3 cụm: Thành phố Biên Hòa 11 triệu đồng/ biên chế/năm; Huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu 18 triệu đồng/ biên chế/năm; Thị xã Long Khánh và các huyện còn lại 15 triệu đồng/ biên chế/năm và một số loại hình trường có tính chất đặc thù từ 12 triệu đồng/biên chế/năm đến 27 triệu đồng/biên chế/năm tùy theo loại hình và theo biên chế. Đối với khối giáo dục THPT, tổng số học sinh trung học phổ thông năm học 2016-2017 của tỉnh Đồng Nai là 73.381 học sinh;
28
Theo Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn quyết toán NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2017, tổng chi NSĐP đạt 24.250 tỷ đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 6.518 tỷ đồng, chiếm 26,9% tổng chi NSĐP. Trong đó, chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 1.371 tỷ đồng, chiếm 21% tổng chi đầu tư phát triển.
- Chi thường xuyên: 11.259 tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng chi NSĐP. Trong đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 4.238 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng chi thường xuyên.
Năm 2017 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, nên công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh theo dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp; mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương, tỉnh Đồng Nai đã thu được