8. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng
Để đánh giá về nhận thức mức độ cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại Trường Quân sự Quân khu 1, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát với các nội dung sau: (1) Đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên; (2) Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực cho giáo viên; (3) Quản lý đánh giá điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; (4) Tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ;(5) Thực hiện chế độchính sách đào tạo.
Bảng 2.12. Nhận thức về mức độ cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viêntrường quân sự Quân khu 1
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB Thbậức Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết 1 Đào tạo nâng cao trình
độ cho giáo viên 68,2 29,4 1,6 0,8 0 4,15 1
2
Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực cho giáo viên
29,3 56,1 13,2 1,4 0 2,72 10 3 Năng lực chuyên môn 52,7 41,9 4,6 0,8 0 3,55 4 4 Năng lực giảng dạy 51,1 41,9 6,2 0,8 0 3,68 3 5 Năng lực nghiên cứu khoa học 49,2 43,9 6,7 0,2 0 2,85 9 6 Năng lực phát triểnvà thực hiện chương trình đào tạo 32,8 56,9 10,3 0 0 2,90 8 7 Năng lực nắm bắt thực tế các đơn vị trên địa bàn Quân khu 33,2 54,1 11,5 1,2 0 3,19 6 8 Quản lý đánh giá điều chỉnh kế hoạch nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng 29,3 56,1 13,2 1,4 0 3,0 7 9 Tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ 39,2 54,1 5,9 0,8 0 3,35 5 10 Thực hiện chế độ chính sách đào tạo 35,2 55,1 8,1 1,6 0 4,01 2
Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên, thể hiện ở các tiêu chí “Đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên” xếp thứ 1, với ĐTB từ 4,15 tiếp theo là “Thực hiện chế độ chính sách đào tạo” xếp thứ 2 với ĐTB là 4,01. Điều này cho thấy giá trị của việc đào tạo và mặt khác thể hiện nhu cầu của đội ngũ giáo viên cần bổ sung các hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức cho việc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực.
Để đánh giá về mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại Trường Quân sự Quân khu 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát theo bảng sau:
Bảng 2.13. Đánh giá về mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường quân sự Quân khu 1
TT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
ĐTB Thbậức
Rất
Tốt Tốt Khá TB Yếu 1 Đào tạo nâng cao trình
độ cho giáo viên 26,5 67,0 0 6,5 0 4,21 1
2
Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực cho giáo viên
10,0 53,5 0,8 32,2 3,5 2,75 10 3 Năng lực chuyên môn 14,2 75,6 0,5 9,7 0 4,05 2 4 Năng lực giảng dạy 15,0 70,1 0,8 14,1 0 3,72 3 5 Năng lực nghiên cứu khoa học 12,6 45,2 1,2 38,9 2,1 2,88 9 6 Năng lực phát triểnvà thực hiện chươngtrình đào tạo 10,0 53,5 0,8 32,2 3,5 2,98 8 7 Năng lực nắm bắt yêu cầu thực tế của các đơn
vị trên địa bàn Quân khu 7,2 60,9 0 30,4 1,5 3,03 7 8
Quản lý đánh giá điều chỉnh kế hoạch nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng 10,2 59,8 0 28,1 1,9 3,22 6 9 Tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ 9,6 62,5 0 26,3 1,6 3,32 5 10 Thực hiện chế độ chính sách đào tạo 10,8 68,9 0 18,8 1,5 3,58 4
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được đánh giá ở mức khá, chỉ có nội dung “Đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên được đánh giá ở mức tốt với ĐTB 4,21 và “Năng lực chuyên môn” xếp thứ 2 với ĐTB 4,05. Từ thực tế và qua nắm bắt cho thấy lãnh đạo, chỉ huy Trường Quân sự Quân khu 1 luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để các khoa triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị,đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong rèn luyện kỷ luật.
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có vai trò to lớn trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. Do vậy, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo đúng kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm theo định kỳ, kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót trong chỉ đạo điều hành. Bồi dưỡng chuẩn hoá đối với giáo viên giảng dạy Đại học, Trung cấp ngành quân sự cơ sở và Bồi dưỡng Kiến thức quốc phòng An ninh (đối tượng 2): Kiến thức hiểu biết; Trình độ lý luận; nghiệp vụ sư phạm; ngoại ngữ; tin học... để đạt chuẩn theo quy định; bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng kiến thức Quân sự, Chính trị và phương pháp dạy học mới, xây dựng chương trình môn học, giáo trình đề cương bài giảng; sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại. Ngoài ra phối hợp với Cục Nhà trường- Bộ Tổng tham mưu mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên kỹnăng dạy học cơ bản, bồi dưỡng nghiệp vụsư phạm.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vẫn còn một số bất cập, hạn chế: Việc cập nhật kiến thức mới, kiến thức thực tế của đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập so với phát triển của khoa học công nghệ, vũ khí trang bị hiện có và nhiệm vụ từng đơn vị. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự tập trung phát triển năng lực, trình độ và khắc phục hạn chế của đội ngũ giáo viên. Do chế độ chính sách chưa rõ ràng, phù hợp, nguồn kinh phí hạn chế, nên việc tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đi học tập
và thực tếđơn vị còn ít, chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu của cá nhân. Phần lớn các khoa chưa thực hiện được quy hoạch đội ngũ giáo viên, thiếu chủ động và chưa tuyển chọn được theo đúng yêu cầu các chuyên ngành giảng dạy.