8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường giám sát kiểm tra và đánh giá giáo viên
3.2.5.1. Mục tiêu
Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc thường xuyên của giáo viên sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên có ý thức trong hoạt động làm việc của mình, tránh được các xu hướng làm việc đại khái, qua loa, coi nhẹ các yêu cầu có tính nguyên tắc bắt buộc đối với giáo viên trong quá trình làm việc.
Việc kiểm tra đánh giá cần đạt được các mục tiêu sau:
Phát hiện ra những biểu hiện vi phạm hay chiều hướng vi phạm nội quy, quy chế trong đào tạo để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục.
Giúp cho giáo viên có ý thức và tăng cường cho việc đầu tư soạn giáo án, bài giảng từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Qua kiểm tra, đánh giá phát hiện những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề làm hạt nhân cho các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy thông qua các giờ thao giảng, hội thi giáo viên giỏi. Tiến tới hình thành nhu cầu sử dụng phương tiện dạy học trong giáo viên.
Qua kiểm tra đánh giá nhằm xác định được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về vấn đề gì, cho đối tượng nào.
3.2.5.2. Nội dung
Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
+ Phẩm chất đạo đức
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương nơi cư trú.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường về các hoạt động như không hút thuốc trong giờ dạy, tham gia an toàn giao thông, không tham gia vào các tệ nạn xã hội…
- Kiểm tra, đánh giá về mối quan hệ với đồng nghiệp, với học viên cũng như quần chúng địa phương nơi cư trú.
+ Hoạt động giảng dạy
- Kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụsư phạm thông qua dự giờ theo kế hoạch và đột xuất.
- Kiểm tra, đánh giá công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên như chuẩn bịgiáo án, phương tiện giảng dạy, tâm thế dạy …
+ Thực hiện qui chế chuyên môn
- Kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; các yêu cầu về soạn bài theo qui định, nhất là cập nhật hóa các thông tin kiến thức trong giáo án giảng dạy.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng và nhà trường về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên; số bài kiểm tra, chấm bài, trả bài; sử dụng đồ dùng dạy học…
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì; các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy…của tổ chuyên môn, nhà trường, Bộ Quốc Phòng và các cơ quan khác có liên quan.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, công tác tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn…
+ Các công tác khác
- Kiểm tra, đánh giá về công tác Đảng, Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, công tác xã hội…
3.2.5.3. Phương hướng thực hiện
Đầu năm tổ chức các buổi học tập tìm hiểu về nội quy, quy chế chuyên môn, phân phối chương trình (do Phòng Đào tạo chỉđạo).
Phòng Đào tạo duy trì chế độ trực hàng ngày để nắm vững việc thực hiện giảng dạy của giáo viên.
Tổ chức hoạt động phương pháp ở tổ, khoa theo từng tháng.
Tổ chức các hoạt động kiểm tra chuyên môn đối với một số giáo viên và tổ chuyên môn, kết hợp với kiểm tra đột xuất.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Phải có những văn bản quy chế của trường quy định cụ thể về việc thực hiện quy chế huấn luyện, văn bản này phải dựa trên những văn bản của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên.
Có kế hoạch kiểm tra trong cả năm học để các thành viên trong nhà trường biết và chủđộng thực hiện.
Phải duy trì việc trực hàng ngày theo dõi hoạt động giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học viên.
Phải có sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, cơ quan trong nhà trường. Phải đưa việc thực hiện nội quy, quy chế thành các tiêu chuẩn đánh giá thi đua của từng giáo viên trong năm học.