8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Để khẳng định giá trị cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến các CBQL, GV ở các trường tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài đã tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của 50 cán bộ quản lý và 150 GV ở các trường tiểu học trên địa bàn.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, đề tài đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cần thiết: Mức độ khả thi:
Rất cần thiết: 3 điểm Rất khả thi: 3 điểm
Cần thiết: 2 điểm Khả thi: 2 điểm
Không cần thiết: 1 điểm Không khả thi: 1 điểm
Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.
88
* Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết:
Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Biện pháp Rất cần thiết thiếtCần
Không
cần thiết X Thứ bậc
SL SL SL
1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng
về quản lý HĐDH môn Toán… 143 46 11 532 2.66 2
2 Đổi mới quản lý xây dựng và thực
hiện kế hoạch DH môn Toán … 141 47 12 529 2.65 3
3 Chỉ đạo đội ngũ GV đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức… 137 50 13 524 2.62 5
4
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý và GV về DH môn Toán…
145 45 10 535 2.68 1
5 Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả DH
môn Toán… 140 47 13 527 2.64 4
6 Đảm bảo các điều kiện về CSVC, phương
tiện hỗ trợ dạy và học môn Toán… 129 50 21 508 2.54 6
X 2.63
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới ở các trường Tiểu học huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh của luận văn được các cán bộ quản lý và GV các trường tiểu học đánh giá ở mức độ cần thiết cao, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý được đề xuất là: X TBC = 2,63 và có 4/6 biện pháp chiếm 66.7% có điểm trung bình X>X TBC.
Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chocán bộ quản lý và GV về DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới” được đánh với điểm trung bình là 2.68, xếp thứ bậc 1/6. Điều này đúng với thực tế hiện nay, muốn DH theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần tổ chức khoa học các hoạt động để bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và GV về DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới. Đây cũng chính là con đường quan trọng để các cấp quản lý đề ra các biện pháp tổ chức, chỉ đạo HĐDH môn Toán theo CTGD phổ thông mới sát thực tiễn, bảo đảm tính khoa học và đem lại hiệu quả.
89
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
- Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi:
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc SL SL SL 1
Nâng cao nhận thức cho các lực lượng về quản lý HĐDH môn
Toán… 146 45 9 537 2.69 1
2 Đổi mới quản lý xây dựng và thực
hiện kế hoạch DH môn Toán … 140 50 10 530 2.65 4
3 Chỉ đạo đội ngũ GV đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức… 142 47 11 531 2.66 3
4
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và
GV về DH môn Toán… 144 46 10 534 2.67 2
5 Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết
quả DH môn Toán… 137 49 14 523 2.62 5
6
Đảm bảo các điều kiện về CSVC, phương tiện hỗ trợ dạy
và học môn Toán… 133 52 15 518 2.59 6
X 2.64
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính khả thi của các biện pháp quản lý DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7
90
của luận văn đượccán bộ quản lý và GV các trường tiểu học đánh giá ở mức độ khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý được đề xuất là:
X TBC = 2,64 và có 4/6 biện pháp chiếm 66.7% có điểm trung bình X>X TBC. Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng về quản lý HĐDH môn Toán theo CTGD phổ thông mới” có điểm trung bình 2.69, xếp bậc 1/6. Đây là biện pháp được CBQL, GV ở các nhà trường đánh giá mức độ khả thi cao. Qua trao đổi, các ý kiến đều cho rằng, DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới ở các trường tiểu học hiện nay muốn đạt hiệu quả cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể. Đây là biện pháp mang tính khả thi cao, thực hiện tốt biện pháp này là cơ sở để nâng cao hiệu quả trong quản lý DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới ở các trường tiểu học hiện nay.
Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:
Biểu đồ 3.3. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
2.54 2.56 2.58 2.6 2.62 2.64 2.66 2.68 2.7 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6
Tính cần thiết Tính khả thi
91
Qua biểu đồ chúng ta thấy độ chênh lệch kết quả khảo nghiệm của tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp không nhiều. Mối tương quan giữa cần thiết và khả thi là chặt chẽ.
Để khẳng định thêm nhận định đó chúng tôi đã khảo sát tương quan này bằng công thức Spearman như sau:
Bảng 3.3. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 X Thứ bậc X Thứ bậc
1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng về
quản lý HĐDH môn Toán… 2.66 2 2.69 1 1 1
2 Đổi mới quản lý xây dựng và thực hiện
kế hoạch DH môn Toán … 2.65 3 2.65 4 -1 1
3 Chỉ đạo đội ngũ GV đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức DH môn Toán… 2.62 5 2.66 3 2 4
4
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và GV về DH môn Toán
theo CTGD phổ thông mới
2.68 1 2.67 2 -1 1
5 Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả DH môn
Toán theo CTGD phổ thông mới 2.64 4 2.62 5 -1 1
6
Đảm bảo các điều kiện về CSVC, phương tiện hỗ trợ dạy và học môn Toán theo CTGD phổ thông mới
2.54 6 2.59 6 0 0
∑ 8
Hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được tính theo công thức sau:
92 r = 1 - ) 1 ( . 6 2 2 N N D (1) Trong đó: r là hệ số tương quan.
D là hiệu số thứ bậc của hai đại lượng đem ra so sánh (tính cần thiết
và tính khả thi)
N là số đơn vị được nghiên cứu.
Áp dụng công thức (1) ta có r= 1- 𝟔.𝟖
𝟔(𝟔𝟐−𝟏)= 1-𝟒𝟖
𝟐𝟏𝟎 = 1-0,23= 0,77
Ta thấy hệ số r = 0,77 chứng tỏ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi là tương quan thuận, chặt chẽ, do vậy các biện pháp đề tài đề xuất là phù hợp.
93
Kết luận chương 3
Căn cứ vào thực trạng giáo dục, thực trạng hoạt động DH và thực trạng quản lý hoạt động DH tại các trường tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao nhất khi tiến hành thực hiện đồng bộ các biện pháo quản lý. Song trong điều kiện cụ thể vẫn có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các biện pháp có tính chất trọng tâm và các biện pháp có tính chất tạo động lực và là điều kiện để phát triển dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy ở trường tiểu học cho thấy rằng, hầu hết số người được khảo sát đều đánh giá rất cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý DH môn Toán theo CTGD phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định rằng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, các biện pháp chúng có mối quan hệ tương quan thuận, rất chặt chẽ với nhau.
Qua phân tích kết quả thăm dò cho thấy, các biện pháp đều được cán bộ quản lý và GV có kinh nghiệm thừa nhận là cần thiết và xác nhận tính khả thi của các biện pháp cũng luôn ở tỉ lệ cao ở tất cả các biện pháp. Như vậy, các nhiệm vụ để đạt mục đích nghiên cứu đã được thực hiện và giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh. Các biện pháp này có thể áp dụng đồng bộ tại các trường tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các trường tiểu học trong cả nước nói chung.
94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ