Nhóm giải pháp về hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, quy hoạch,

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 110 - 112)

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, quy hoạch,

hoạch, ban hành cơ chế, chính sách

2.1. Hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 81-KH/TU ngày 12/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 103-KL/TW ngày 29/9/2014 của Bộ Chính trị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, trọng tâm là thực hiện các giải pháp về Phát triển các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp; Phát triển thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ.

2.2. Về quy hoạch

Xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, nông thôn thời kỳ 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch làm cơ sở để thu hút đầu tư, trong đó, xác định rõ các khu vực quy hoạch phát triển công nghiệp để thu hút nhà đầu tư xây dựng hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp; khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ; khu vực quy hoạch phát triển các loại sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

Làm việc với các bộ, ngành Trung ương để đề xuất đưa Bắc Giang vào vùng trọng điểm quy hoạch quốc gia trên một số lĩnh vực như vùng sản xuất cây ăn quả, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Công bố trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, website của các huyện, thành phố và sở, ngành liên quan các nội dung về quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp (gồm cả khu và cụm công nghiệp). Đồng thời, nghiên cứu chính sách đối với người dân trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp; với người dân chấp hành tốt quy định bồi thường, giải phóng mặt bằng để áp dụng một cách minh bạch, tránh tiêu cực, nhũng nhiễu.

Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời, thu hút đầu tư theo đúng quy hoạch để đảm bảo quy hoạch được triển khai trong thực tế.

2.3. Về cơ chế, chính sách

Các cơ chế, chính sách trước khi ban hành bắt buộc phải thực hiện tư vấn, phản biện xã hội của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của cơ chế, chính sách để đảm bảo chính sách sau khi ban hành được thực thi trong thực tế. Tập trung nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực sau:

- Chính sách vùng động lực để tạo cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư đối với các vùng là động lực, trung tâm thúc đẩy phát triển của tỉnh, của vùng và sự liên kết giữa cùng động lực với các vùng phụ trợ.

- Ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu, CCN, cụm tương hỗ để thu hút đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện, cơ sở để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

- Chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các doanh nghiệp cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào cho sản xuất với cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, giải phóng mặt bằng, lãi vay, tìm kiếm thị trường ...

- Quy định lựa chọn dự án đầu tư chất lượng, đảm bảo hiệu quả, giải quyết việc làm, đảm bảo môi trường theo hướng bền vững.

- Chính sách tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Có chính sách khuyến khích thành lập các HTX nông nghiệp, các hiệp hội ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu ban hành chính sách phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường như: Thu gom, chế biến rác thải, sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ; sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng; sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ.

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phù hợp, đúng pháp luật đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là doanh nghiệp địa phương thực hiện các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh, làm ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, đầu tư vào những vùng có điều kiện khó khăn.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, tập trung vào các sản phẩm: Vải thiều, cây ăn quả có múi, gà, lợn, rau với các chính sách hỗ trợ, tư vấn về giống, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, đảm bảo sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giải quyết tốt khâu chế biến, xúc tiến liên kết, tìm kiếm thị trường đầu ra ... ; thực hiện quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đầu tư hạ tầng đồng bộ từ hệ thống giao thông kết nối, đến hệ thống tưới tự động, máy móc làm đất, thu hoạch ...

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút nhà đầu tư vào đầu tư khu, điểm du lịch thông qua hỗ trợ thủ tục pháp lý, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, điện, nước ...

- Cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, giảng viên cao đẳng, bác sỹ giỏi, nhân lực khoa học – công nghệ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao trong các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực.

- Xây dựng quy định bộ tiêu chính đánh giá, để lựa chọn các dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao, có tác động lan tỏa tích cực về xã hội, đảm bảo môi trường. Xây dựng cơ chế phối hợp tinh gọn, hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan đến công tác đầu tư, ở tất cả các công đoạn từ xác định chủ trương đầu tư đến cấp chứng chỉ quy hoạch, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư đến giao đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w