Xu hướng lựa chọn mô hình phát triển kinh tế hợp lý trong quá trình

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 38 - 39)

II. CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

1. Xu hướng lựa chọn mô hình phát triển kinh tế hợp lý trong quá trình

trình phát triển

Sự lựa chọn mô hình phát triển không chỉ do yêu cầu khách quan của kinh tế, mà còn bị quy định bởi chế độ chính trị - xã hội và những điều kiện của mỗi địa phương. Để đảm bảo quá trình phát triển kinh tế bền vững, giải quyết được vấn đề tăng trưởng đồng thời cùng các vấn đề xã hội, định hướng xây dựng mô hình phát triển trong giai đoạn hiện nay được thực hiện theo các hướng10:

Thứ nhất, phát triển kinh tế bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Để đẩy nhanh mức thu nhập bình quân đầu người, giảm mức độ tụt hậu, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là cần thiết và được đặt ưu tiên cùng các mục tiêu quan trọng khác.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế nhanh dựa trên nền tảng bền vững: Kết quả tăng trưởng kinh tế phải được tạo bởi chính các yếu tố mà địa phương có thế mạnh, và cần phải tạo dựng, nuôi dưỡng và phát huy các thế mạnh đó, xem như là động lực chính để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế; các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu phải ngày càng đóng vai trò tích cực và chiếm tỷ trọng cao trong kết quả tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cần phải có cái nhìn dài hạn trong tăng trưởng; gắn tăng trưởng với việc tạo tác động lan tỏa tích cực đến các đối tượng ảnh hưởng như môi trường, chất lượng sống, thu nhập của người dân…

Thứ ba, phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm tăng cường đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): Theo quan điểm này, quá trình phát triển kinh tế không chỉ quan tâm đến việc đạt được tốc độ tăng trưởng bao nhiêu, mà điều quan trọng hơn là cần phải giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả nguồn vốn, lao động, tài nguyên; đồng thời dựa vào sức mạnh của các ngành, vùng, điểm động lực tăng trưởng thông qua: (i) xác định các ngành vùng có lợi thế so sánh; (ii) tạo dựng vùng động lực tăng trưởng để chuyển thành lợi thế cạnh tranh mang tính quốc tế (đầu tư); (iii) khai thác lợi thế cạnh tranh để bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả và khả năng duy trì tính hiệu quả trong dài hạn.

Thứ tư, mô hình phát triển kinh tế gắn tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống dân cư, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội:để hướng tới phát triển bền vững, phải hướng mô hình phát triển nhiều hơn vào mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội: (i) tạo cho dân cư, người lao động có nhiều cơ hội (môi trường và năng lực) tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế; (ii) thực hiện từng bước và qua nhiều cách khác nhau để lan tỏa kết quả tăng trưởng đến mọi tầng lớp dân cư, thông qua hoàn thiện các hình thức phân phối thu nhập và các chương trình hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo.

10 GS.TS Ngô Thắng Lợi, TS. Bùi Đức Tuân, 2013, Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội theo hướng hiệu quả và bền vững, Cơ sở khoa học – thực trạng định hướng đến năm 2020; tr.176-179

Thứ năm, mô hình phát triển kinh tế định hướng tăng trưởng kinh tế gắn với mục tiêu thân thiện môi trường: Trong dài hạn, hướng sự tăng trưởng theo những yêu cầu của phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu là cần thiết. Tăng trưởng và phát triển kinh tế phải được thực hiện có hiệu quả trên cơ sở khai thác và kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm từ một nguồn tài nguyên ban đầu; quá trình tăng trưởng phải gắn liền với quan điểm bảo vệ môi trường: phát triển ngành ít ô nhiễm, đầu tư thiết bị chống ô nhiễm môi trường; có các ứng phó kịp thời với những hiện tượng biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w