Nhóm giải pháp về liên kết, hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 124)

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

9.Nhóm giải pháp về liên kết, hội nhập quốc tế

Đề xuất với Trung ương ban hành chính sách về liên kết vùng, tạo lập cơ sở hành lang pháp lý để đảm bảo việc liên kết vùng được thực thi trong thực tế, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác với các địa phương đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng pháp luật nhằm hình thành và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững làm cơ sở phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa Bắc Giang với các tỉnh trên các lĩnh vực: Hợp tác xây dựng các công trình liên tỉnh, quy mô vùng (các trục giao thông, công trình thủy lợi...); các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư chung giữa các tỉnh; trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường...

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường. Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: WB, ADB, UNESCO, UNDP, UNICEF, EU; các cơ quan hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại nước ngoài như: JICA, KOICA, JETRO, KOTRA và EUROCHAM...; các đại sứ quán và cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 124)