Về phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 117 - 119)

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

6.Về phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0

Triển khai nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực có chất lượng, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu PTBV. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện hiệu quả quyết định 1055/QĐ-UBND ngày 6/7/2016 về việc ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển KT-XH trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng, tác phong cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở và ngành nghề du lịch, công nghiệp. Đối với đội ngũ

doanh nhân, tập trung ưu tiên hỗ trợ đào tạo những doanh nhân xuất phát từ các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các làng nghề thực hiện các chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo lại gồm cả nâng cao kỹ năng tác nghiệp hướng tới tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế nhằm đáp ứng tình hình mới, phối hợp doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề.

Nâng cao thể lực và tầm vóc của người dân, chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em; nâng cao chất lượng các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực... xây dựng đời sống lành mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội để hình thành phong trào của toàn dân chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam. Tăng nguồn lực từ ngân sách nhà nước kết hợp với xã hội hóa, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài và sự tham gia của người dân để thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế và dân số. Nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân, kiểm soát, điều hòa tỷ số giới tính khi sinh, lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH. Xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao, bổ sung chức năng hỗ trợ giáo dục thể chất trường học đối với các cơ sở tập luyện, thi đấu của ngành thể dục thể thao các cấp.

Nghiên cứu xây dựng Đề án về vấn đề việc làm trong bối cảnh CMCN 4.0 để nhận diện ra sự thay đổi, biến động của thị trường lao động và vấn đề việc làm trong bối cảnh CMCN 4.0 và Đề án Đào tạo và đào tạo lại nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 để nhận diện ra những nghề nào cần đào tạo để chuẩn bị nhân lực; những ngành nghề và con người nào cần đào tạo và đào tạo lại để chuẩn bị nhân lực.

Nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong cuộc CMCN 4.0 để định hướng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe, ngoại ngữ sẽ có nhu cầu lao động rất lớn mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên ở cả trong nước và quốc tế.

Khuyến khích trường cao đằng nghề Việt – Hàn mở rộng quy mô cơ sở, số lượng sinh viên, phát triển chương trình đào tạo sang các lĩnh vực công nghệ mới của công nghiệp 4.0.

Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức không gian đào tạo nghề tại nhà máy, chia sẻ nguồn lực đào tạo giữa các doanh nghiệp, và liên kết với các cơ sở

đào nghề để triển khai các chương trình đào tạo nghề cho người lao động. mời doanh nghiệp tham gia đào tạo và kiểm tra tay nghề học viên.

Đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực trong tương lai gần và xa hơn. Đây là nội dung cần được đặc biệt quan tâm, bởi cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động rất lớn tới cơ cấu của nền kinh tế, khả năng suy giảm, thậm chí mất đi của nhiều ngành nghề cũng như sự xuất hiện mới của những ngành nghề trong tương lai là hoàn toàn có thể xảy ra, điều này sẽ dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm.

Cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0. Hiện tại, chủ yếu là phía doanh nghiệp có nhu cầu gắn kết với nhà trường - nhà khoa học, còn nhà trường, nhất là các trường công lập, chỉ tập trung công tác đào tạo chứ chưa chủ động hợp tác với doanh nghiệp.

Cần xây dựng môi trường dạy và học mà phải gắn rất chặt với môi trường kinh doanh, với thực tiễn đặt hàng của xã hội… Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; Nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học, một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 117 - 119)