Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 60 - 61)

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA

1.2.Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Về phát triển kinh tế

1.2.Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1. Cơ cấu GRDP theo ngành

Trong giai đoạn 2011-2017, chuyển dịch cơ cấu 3 nhóm ngành kinh tế thì nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là công nghiệp, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội (Biểu số 8).

Về cơ cấu ngành, đến năm 2017, CN-XD chiếm tỷ trọng lớn nhất, thứ hai là dịch vụ, thứ ba là nông, lâm nghiệp và thủy sản. Xếp hạng về tỷ trọng trong cơ cấu thì năm 2011, ngành dịch vụ chiếm cơ cấu lớn nhất, chiếm 34,3%, tiếp đến là ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 32%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31,6%, thuế sản phẩm chiếm 2,1%, thì đến năm 2017, ngành công nghiệp – xây dựng vươn lên đứng thứ nhất, chiếm 48,5, đẩy dịch vụ đứng ở vị trí thứ hai chiếm 29,6%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,4%, thuế sản phẩm chiếm 1,5%. Điều này cho thấy rằng, trong giai đoạn 2011-2017, ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tăng từ 22,2% năm 2011 lên 39,4% năm 2017.

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng đều, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đều. Riêng lĩnh vực dịch vụ có xu hướng chưa rõ ràng, chưa có sự phát triển đột phá, thậm chí, tỷ trọng ngành dịch vụ nhìn chung còn có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu của ngành dịch vụ không theo xu hướng chuyển dịch chung. So với cả nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn lạc hậu, tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp vẫn cao, tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thấp hơn cả nước. Điểm nổi bật trong

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh so với cả nước trong giai đoạn vừa qua là tốc độ giảm tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tốc độ tăng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh hơn cả nước.

1.2.2. Cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế

Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2017 đạt 72.385 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2011, quy mô GRDP các thành phần kinh tế đều có mức tăng khá cao so với năm 2011. Trong đó, đáng chú ý, quy mô khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2017 gấp 8,3 lần năm 2011, đó là kết quả của quá trình thu hút đầu tư trong thời gian vừa qua.

Cơ cấu thành phần kinh tế của Bắc Giang có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có vai trò quan trọng, quy mô GRDP khu vực này năm 2017 đạt trên 42,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng trong GRDP của khu vực này lại giảm, từ 72,4% năm 2011 xuống còn 58,7% năm 2017.

Đối với khu vực kinh tế có vốn nhà nước, vị trí và vai trò của khu vực này trong GRDP có sự giảm sút do thực hiện chủ trương sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong GRDP của tỉnh đã giảm khoảng 3%, từ 20,2% năm 2011 xuống 17,2% năm 2017.

Trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn nhà nước, giá trị sản xuất của Công ty Cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc chiếm 43%, Công ty Nhiệt điện Sơn Động chiếm 28,3%, các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 28,7%.

Điều đáng ghi nhận là mức độ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế tỉnh. Thực tế cho thấy, quy mô GRDP khu vực này năm 2017 đạt 17,4 nghìn tỷ đồng, gấp 8,3 lần năm 2011. Tỷ trọng của khu vực này trong GRDP đã tăng đáng kể, từ 7,4% năm 2011 lên 24,1% năm 2017.

Qua sự chuyển dịch cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế (Biểu số 9), có thể thấy, giai đoạn vừa qua, nền kinh tế của tỉnh có độ “mở” rất lớn với sự đóng góp và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng cao và khu vực nhà nước tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 60 - 61)