Phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 91 - 93)

III. ĐẶC TRƯNG VÀ NỘI DUNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.2.Phát triển công nghiệp

1. Về tăng trưởng, phát triển kinh tế

1.2.Phát triển công nghiệp

Công nghiệp được xác định là động lực chính của tăng trưởng, phát triển theo hướng hiện đại, chuyển dần từng bước từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu trong giai đoạn 2021-2025 và tập trung tăng trưởng theo chiều sâu sau năm 2025. Phát triển các ngành sản xuất có công nghệ và thiết bị hiện đại, công nghiệp sạch, công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển và tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu. Đưa tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chủ lực, thân thiện với môi trường nằm 2030 chiếm 21-23% trong cơ cấu GRDP.

Phát triển công nghiệp theo hướng thu hút, khuyến khích đầu tư công nghệ kỹ thuật cao, tập trung củng cố, phát triển các ngành, sản phẩm tận dụng các lợi thế của tỉnh, đóng góp giá trị cao cho nền kinh tế và giá trị gia tăng cao phù hợp với từng giai đoạn.

Công nghiệp tập trung vào các sản phẩm: Tiếp tục duy trì phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế của tỉnh gồm điện, điện tử, may mặc trong giai đoạn đến năm 2025, giảm dần sau năm 2025.

Quan tâm thu hút, phát triển công nghiệp cơ khí với vai trò là ngành công nghiệp xương sống, có tác động đến nhiều ngành kinh tế khác và còn nhiều tiềm năng phát triển, tạo ra giá trị gia tăng cao (Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, với các ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, cơ học…), để sau năm 2025 là ngành, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn.

Tăng cường thu hút công nghiệp chế biến nông, lâm sản, góp phần nâng cao chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp như vài thiều, quả có múi, rau ...

Từng bước phát triển ngành công nghiệp môi trường với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế, xử lý chất thải, rác thải, sản xuất các thiết bị đồng bộ, công nghệ về bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ môi trường.

Tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư; phát triển các ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin, internet, sinh học, dược....

Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang cơ bản trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển. Phương hướng phát triển công nghiệp cụ thể như sau:

Rà soát, xác định quỹ đất dành cho quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch bổ sung thời gian tới được bố trí theo không gian các vùng động lực, gắn liền với các trục giao thông chính trên địa bàn tỉnh (các quốc lộ 1, 17, 31, 37, đường vành đai IV Hà Nội, các tỉnh lộ 292, 293, 294, 295, 296, 299, 398 và một số tuyến đường trục liên xã), cụ thể:

+ Về khu công nghiệp: Từ nay đến năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư thêm 05 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ: Châu Minh - Mai Đình

(huyện Hiệp Hòa); Yên Lư (huyện Yên Dũng); Xuân Cẩm - Hương Lâm (huyện Hiệp Hòa); Hòa Yên (huyện Hiệp Hòa và huyện Việt Yên); Yên Sơn - Bắc Lũng

(huyện Lục Nam).

+ Về cụm công nghiệp: Từ nay đến năm 2030, quy hoạch và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp: Trung Sơn - Ninh Sơn (huyện Việt Yên); Đông Điều thuộc xã Tân Trung và Nhã Nam, Ngọc Vân, Tiền Sơn 1, Tiền Sơn 2, Kim Tràng

(huyện Tân Yên); Hòa Sơn - Thái Sơn (huyện Hiệp Hòa); Mỏ Trạng, Đồng Lạc

(huyện Yên Thế); Nghĩa Phương, Bảo Sơn, Mai Sưu, Tiên Hưng, Lan Sơn 2, Yên Sơn (huyện Lục Nam); Tân - Quang Thịnh thuộc, Hương Sơn 2 (huyện Lạng Giang); An Lập, Yên Định, Thanh Sơn (huyện Sơn Động).

Lựa chọn một số ngành công nghiệp nền tảng để ưu tiên phát triển trên cơ sở các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan về tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; sử dụng tiết kiệm đất, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và đóng góp lớn cho xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày, may mặc nhưng ưu tiên các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Bắc Giang có lợi thế. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản. Tuyệt đối tránh dàn trải trong lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp nền tảng. Đồng thời, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của

các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, phát triển công nghiệp phụ trợ, tích cực trong nghiên cứu và triển khai và phát triển sản phẩm hướng vào xuất khẩu

Từ nay đến năm 2030, thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như sau: Công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm; công nghiệp dệt may, da giầy; công nghiệp khác. Trong đó:

- Công nghiệp cơ khí chế tạo tập trung tại các khu, cụm công nghiệp quy hoạch. Ưu tiên các dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị, máy móc, công cụ; sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết; gia công cơ khí, đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn; cơ khí chính xác, khuôn mẫu, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực….

- Công nghiệp điện tử tập trung tại các khu, cụm công nghiệp ở các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang. Ưu tiên các nhà đầu tư lớn, chiến lược thực hiện các dự án sản xuất máy tính và các thiết bị ngoại vi, linh kiện bán dẫn, linh kiện điện tử các loại cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động..., tạo ra các sản phẩm xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, từ nay đến năm 2030 chú trọng tiếp thu công nghệ nguồn và từng bước nâng cao tiềm lực công nghệ để chuyển từ gia công lắp ráp sang thiết kế; sau năm 2030 có khả năng tự sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa. Ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm chế biến rau, quả, gỗ bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, hướng đến xuất khẩu.

- Công nghiệp dệt may tập trung tại các khu, cụm công nghiệp quy hoạch. Ưu tiên công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt. Thu hút công nghiệp may mặc sử dụng nhiều lao động địa phương gắn với định hướng tăng cường đầu tư chiều sâu, tham gia vào các công đoạn thiết kế mẫu mã, tiếp thị, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị tăng thêm trong sản phẩm và giảm dần tỷ lệ gia công; tập trung tại các các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế,....

- Công nghiệp sản xuất điện: Triển khai đầu tư, mở rộng các dự án nhà máy nhiệt điện trên địa bàn theo quy hoạch. Thu hút các dự án sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Thu hút các dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời tại các khu công nghiệp gắn với việc xử lý tốt môi trường.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 91 - 93)