III. ĐẶC TRƯNG VÀ NỘI DUNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về tăng trưởng, phát triển kinh tế
1.4. Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển tập trung vào các sản phẩm chủ lực theo hướng ứng dụng công nghệ cao với sự tham gia hợp tác, liên kết của các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có sức cạnh tranh cao góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại (ví dụ như Blockchain), bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Một số sản phẩm chủ lực nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước như vải thiều, đàn gà, đàn lợn.
- Giai đoạn đến năm 2025: Hình thành và phát triển 18 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định như: rau, hoa, chè, vải thiều, cây ăn quả có múi, nấm, lợn, gà; tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 20-23% trong giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị gia tăng chiếm 20-30%.
- Giai đoạn đến năm 2030: Tiếp tục phát triển có hiệu quả 18 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có, từng bước mở rộng quy mô và đối tượng; đồng thời hình thành và phát triển thêm 17 vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, nâng tổng số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên 35 vùng vào năm 2030.
Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2030 chiếm từ 30- 32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; giá trị gia tăng 20-30%; có từ 2-3 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Yên, quy mô khoảng 100 ha để tổ chức nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới trong nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ cao tập trung vào các sản phẩm: Rau, hoa, cây ăn quả, cây ăn quả có múi, chè, nấm, chăn nuôi lợn, gà. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở áp dụng công nghệ trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Trong trồng trọt, sử dụng các công nghệ mới như công nghệ nhà lưới, nhà kính, nhà màng và kỹ thuật điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm; công nghệ làm đất, công nghệ tưới hiện đại (tưới nhỏ giọt, tưới phun tự động, tưới kèm phân), áp dụng công nghệ sinh học, hữu cơ trong phòng chống dịch hại đối với cây hoa, như sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loài thiên địch, thực hiện chương trình IPM, ...đảm bảo sản phẩm hoa có chất lượng, an toàn với người tiêu dùng.
Trong chăn nuôi, áp dụng các quy trình chăn nuôi VietGAP, nuôi an toàn sinh học, kiểm soát và khống chế dịch bệnh, nhất là các loại dịch bệnh có thể lây sang người. Chăn nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia cầm từ khâu nuôi dưỡng - giết mổ - chế biến - bảo quản - phân phối - tiêu thụ - bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tập trung vào các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng sau:
(1) Vải thiều: Duy trì tổng diện tích vải thiều khoảng 30.000 ha. Mở rộng diện tích sản xuất đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP lên 17.000 vào năm 2030. Các sản phẩm chính của vải thiều là vải thiều tươi, có các vụ vải rải đều trong năm (chính, trung và sớm), có thể cung cấp quả vải quanh năm nếu áp dụng công nghệ CAS (với công nghệ này có thể giữ vải 11 tháng tươi ngon) cho các thị trường trong và ngoài nước; có các loại vải sấy khô, mứt, vải đóng hộp, nước vải, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Đến năm 2025, xây dựng các vùng sản xuất vải thiều ứng dụng công nghệ cao với diện tích khoảng 800 ha tại huyện Lục Ngạn, vùng vải sớm Tân Yên.
Đến năm 2030, phát triển thêm 01vùng vải thiều ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lục Nam, nâng tổng số vùng sản xuất vải ứng dụng công nghệ cao lên 03 vùng với tổng diện tích khoảng 1.300 ha.
Mục tiêu xây dựng vùng Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp quốc gia với sản phẩm chủ yếu là Vải thiều.
(2) Chăn nuôi lợn: Duy trì là 1 trong 3 tỉnh có tổng đàn lớn nhất cả nước. Đến năm 2030, tổng đàn lợn là 1,6 triệu con; ổn định sản lượng thịt hơi trên 235 nghìn tấn. Tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi lợn hàng hoá theo hướng gia trại, trang trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm trên 70%; giảm dần tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Đàn lợn sẽ được bố trí ở hầu hết các huyện trong tỉnh, và các huyện có số lượng lớn sẽ là Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng ...
Đến năm 2025, phát triển 02 vùng nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 150ha, 50 cơ sở, quy mô đàn 120.000 con/lứa; tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Yên và Sơn Động. Đối với đàn lợn, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường, xây dựng sản phẩm chăn nuôi an toàn, đảm bảo môi trường.
(3) Chăn nuôi gà: Duy trì là một trong 4 tỉnh có tổng đàn lớn nhất cả nước. Phát triển quy mô tổng đàn gà đạt khoảng 20 triệu con, sản lượng thịt đạt khoảng 96,2 ngàn tấn, 250 triệu quả trứng vào năm 2030, ở các huyện Yên Thế, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn...
Đến năm 2025, xây dựng 02 vùng nuôi gà ứng dụng công nghệ cao với quy mô 360 ha, ở Yên Thế (300ha) và Tân Yên (60ha). Đến năm 2030, xây dựng thêm 03 vùng sản xuất gà ứng dụng công nghệ cao, quy mô 210ha tại huyện Tân Yên, Lục Ngạn, và Lạng Giang, nâng tổng số vùng chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh lên 05 vùng với diện tích 570 ha.
(4) Sản xuất rau: Diện tích sản xuất rau các loại đến năm 2030 là 28.000 ha, tập trung vào các loại rau cà chua, dưa chuột, bắp cải, ngô ngọt, rau cần, rau muống, đậu đỗ, khoai tây,...
Đến năm 2025, xây dựng 7 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích khoảng 710ha, tập trung ở các huyện có thế mạnh và truyền thống sản xuất rau đó là: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam.
Đến năm 2030, định hướng phát triển thêm 10 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, nâng tổng số vùng rau ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh lên 17 vùng với diện tích vùng 1.710 ha, tập trung ở các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa, Tân Yên, và Yên Dũng.
Trong sản xuất, sử dụng các giống rau cao cấp có năng suất, chất lượng trong sản xuất (cà chua, dưa bao tử, ngô ngọt, rau cần, cà chua bi, bắp cải, đậu đỗ, đậu tương rau, ...), các giống ăn củ (khoai tây, su hào, ...); sử dụng công nghệ tế bào trong nhân giống các dòng khoai tây sạch bệnh.
Vùng sản xuất rau với các sản phẩm chủ yếu là cà chua, su hào, bắp cải, đậu long châu, dưa chuột bao tử, cà chua bi, ngô ngọt, đậu tương rau,...dưới dạng tươi, rau chế biến, đóng hộp,...
(5) Cây ăn quả có múi: Phát triển vùng trồng cây ăn quả có múi với tổng diện tích khoảng 5.200 ha (trong đó, diện tích cảm khoảng 3.000ha, bưởi khoảng 2.200ha), tập trung tại huyện Lục Ngạn, Lục Nam. Vùng cây ăn quả có múi với các giống mới vào như bưởi Diễn, cam đường Canh, cam Vinh... với các sản phẩm như quả tươi, cam, bưởi, bưởi sấy khô, nước cam, bưởi ép đóng chai, mứt, jam, ... phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Đến năm 2025, xây dựng vùng cây ăn quả có múi ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 300 ha tại huyện Lục Ngạn. Đến năm 2030, xây dựng 01 vùng ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lục Nam, nâng tổng số vùng cây ăn quả có múi ứng dụng công nghệ cao lên 02 vùng, với tổng diện tích 600 ha. Vùng cây ăn quả có múi với các giống mới vào như bưởi Diễn, cam đường Canh, cam Vinh. (6) Sản xuất hoa: Định hướng đến năm 2030 ổn định diện tích trồng hoa khoảng 300 ha, hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, tập trung vào những sản phẩm hoa cao cấp, hoa lily, hoa lay ơn, hoa đào, hoa lan, hoa trồng chậu, ...
Đến năm 2025, định hướng phát triển 02 vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao với diện tích 100 ha ở thành phố Bắc Giang và Hiệp Hòa. Duy trì và nâng cao hiệu quả 02 vùng này trong giai đoạn đến năm 2030.
Trong sản xuất, sử dụng các giống hoa mới, cao cấp, hoa lay ơn, hoa đào, lili, hoa cúc, hoa lan, hoa trồng chậu, ... Sử dụng các giống nuôi cấy mô, giống ghép chất lượng cao, giống nhập khẩu như: giống lan cấy mô địa phương, lan hồ điệp, ....
(7) Sản xuất chè: Duy trì diện tích chè khoảng 800 ha, đến năm 2025, phát triển 01 vùng sản xuất chè tại huyện Yên Thế với quy mô 300 ha. Áp dụng công nghệ giống tiên tiến, như sử dụng các giống mới năng suất cao, chất lượng chủ yếu trong phục vụ sản xuất chè xanh, như các giống Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH1, PH8, PH9 ...
(8) Sản xuất nấm: Phát triển các sản phẩm nấm sạch, nấm đặc sản, nấm sò, nấm kim châm, chân dài, nấm linh chi bột...tươi và đóng hộp.
Đến năm 2025, phát triển 01vùng sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao khoảng 05ha (tương đương 10 cơ sở, quy mô lán trại bình quân >500m2) ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang.
Đến năm 2030, phát triển thêm 02 vùng sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao với quy mô 10 ha (20 cơ sở) ở huyện Lạng Giang, nâng tổng số vùng sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn lên 03 vùng với diện tích vùng 15 ha.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, lấy yêu cầu thị trường làm mục tiêu để phát triển các nhóm sản phẩm. Phát triển nuôi các đối tượng thủy sản có lợi thế cạnh trạnh và có thị trường tiêu thụ; đồng thời phát triển nuôi các đối tượng thủy đặc sản, kinh tế bản địa; duy trì và ổn định nuôi các đối tượng truyền thống.
Đối tượng nuôi: Các đối tượng nuôi: đối tượng thủy sản nuôi bao gồm các loài cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép,..) và các đối tượng có giá trị kinh tế như: cá rô phi đơn tính, chim trắm, chép lai.
Định hướng vùng nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 12.700ha vào năm 2030 với sản lượng khoảng 51 nghìn tấn. Trong đó, vùng chuyên canh thủy sản khoảng 6.500ha, sản lượng khoảng 39 nghìn tấn. Tập trung tại các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam.
+ Các đối tượng nuôi: đối tượng thủy sản nuôi bao gồm các loài cá truyền thống (trắm, chôi, mè, chép,..) và các đối tượng có giá trị kinh tế như: cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, cá chép lai, cá rô đầu vuông… và các loài thủy đặc sản Baba, ếch, cá sấu, cá lăng, cá chiên.
Vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với ruộng trũng khoảng 2.000ha, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên…
Hình thức nuôi: áp dụng hình thức nuôi chủ yếu là nuôi kết hợp cá lúa. Năng suất nuôi thủy sản kết hợp với ruộng trũng đạt trung bình 06-0,9 tấn/ha giai đoạn 2016-2020; giai đoạn 2021-2030 đạt 1,1-1,3 tấn/ha.
Các đối tượng nuôi: đối tượng nuôi bao gồm các loài: trắm, chôi, mè, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, cá chép lai, cá rô đầu vuông,…
Vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp mặt nước lớn khoảng 4.200ha. Phát triển nuôi hồ chứa tập trung nhiều trên các địa bàn: huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang.
Hình thức nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh, tận dụng diện tích nguồn lợi tự nhiên là chính với các loại như trắm cỏ, chép, rô phi, cá mè, Rô hu, Mrigal.
(10) Phát triển lâm nghiệp
Tăng diện tích kinh tế, giữ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc rụng ở mức hợp lý. Từng bước chuyển từ trồng rừng kinh tế sang trồng các loại cây gỗ lớn như lim, dổi, lát. Diện tích rừng trồng này tập trung những diện tích rừng sản xuất đến kì khai thác (loại gỗ nhỏ 6-7 năm, loại gỗ lớn trung bình 15 năm) và một phần trên đất trồng đồi núi trọc cần tiếp tục trồng cây phủ xanh.
Quan tâm đầu tư trồng rừng tại các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và bổ sung trồng cây dược liệu dưới tán rừng ở những nơi có điều kiện.
Triển khai trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại các địa phương có điều kiện như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Thực hiện quản lý bền vững 3 loại rừng, trong đó chú trọng rừng phòng hộ đầu nguồn. Khuyến khích phát triển mô hình kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ như trồng cây dược liệu, nuôi ong... với trồng rừng và khai thác rừng bền vững để tăng thu nhập.
Xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để sản xuất giấy, gỗ nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ trụ mỏ, gỗ cho xây dựng và tiêu dùng ở địa phương.
Rừng sản xuất được giao cho các đối tượng sử dụng đất: tổ chức và cá nhân tự sản xuất kinh doanh và bảo vệ. Đối với rừng phòng hộ và đặc dụng cần bố trí kinh phí thích hợp để tổ chức bảo vệ diện tích rừng này.
Hàng năm cần tổ chức chăm sóc, trồng cây phân tán, trung bình hàn năm chăm sóc được hơn 15 ngàn ha, trồng 1-1,3 triệu cây phân tán, để từng bước tăng diện tích rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 38% năm 2020 và định hướng 2030 đạt 40%.
Thực hiện công tác nuôi dưỡng, tái sinh rừng trên cả 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) vì đây là con đường hợp lý nhất cả về kinh tế và sinh thái rừng.