Việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 42 - 46)

II. CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

3. Việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang

- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000-2005 xác định phương hướng phát triển là "Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; đồng thời với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển. Ứng dụng nhanh và có hiệu quả các thành tựu, tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị cũng như các vùng nông thôn, miền núi của tỉnh. Tập trung chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; quan tâm chăm lo sự nghiệp văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là với vùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn. Thường xuyên thực hiện tốt các nhiệm vụ về an ninh quốc phòng. Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi các tội phạm và tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh. Thực hiện

tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp".

- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 xác định "Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2005. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao tỷ trọng công nghiệp. Tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ bản chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá; mở rộng các loại hình dịch vụ, thị trường; xây dựng đô thị và đô thị hoá nông thôn; bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững, hiệu quả các nguồn tài nguyên. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, thể dục- thể thao; huy động sức mạnh của toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường công tác xóa nghèo; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng, đẩy mạnh phòng chống tội phạm, kiềm chế gia tăng tệ nạn xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn".

- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 cũng đã nêu rõ "Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp- dịch vụ, du lịch; xuất khẩu, tăng thu ngân sách. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị, tăng tỷ lệ dân số thành thị. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; tiểu thủ công nghiệp, nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong mọi lĩnh vực. Chăm lo giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh".

Đồng thời, Đại hội cũng đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là:

thành tỉnh trung bình khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định xã hội".

- Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: "Phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực (cả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh...), các khu vực (cả thành thị và nông thôn), các vùng miền (cả đồng bằng, trung du, miền núi)".

Đại hội cũng đã đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là "Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, sức mạnh tổng hợp của nhân dân, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung của cả nước, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy cao độ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, có mức thu nhập bình quân đầu người nằm trong các tỉnh đứng đầu khu vực của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và bằng bình quân cả nước; vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang được nâng lên tầm cao mới".

Bên cạnh đó, Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã xác định "Từng bước tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng cân đối giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, có bước chuyển đổi cơ bản để phát triển theo chiều sâu sau năm 2020. Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm tận dụng các lợi thế của địa phương; các ngành, sản phẩm có đóng góp giá trị cao cho nền kinh tế và giá trị gia tăng cao, có hiệu quả và sức cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động. Gắn kết tăng trưởng nhanh với tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng tới phát triển bền vững".

Có thể thấy, kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Giang luôn xác định mô hình, phương hướng phát triển là "Phát triển toàn diện, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững". Đây cũng chính là xu hướng phát triển của không chỉ Việt Nam mà là xu hướng chung của

thế giới. Định hướng mô hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 là phát triển theo hướng bền vững.

Việc đổi mới mô hình phát triển là đổi mới các nội dung của mô hình, tìm ra được động lực mới cho sự phát triển, đưa ra được các mục tiêu, định hướng phát triển rõ nét, có tính đặc trưng, phù hợp với điều kiện của tỉnh Bắc Giang; đề ra được các nhiệm vụ, giải pháp có tính khoa học, sáng tạo, bài bản, toàn diện, khả thi, hiệu quả nhằm đưa Bắc Giang phát triển theo đúng các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2017

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w