0
Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Cơ sở lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp

Một phần của tài liệu MO HINH PTKT BAC GIANG (NGAY 06_11) (Trang 39 -42 )

II. CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

2. Cơ sở lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế đến cuối cùng cần định hướng mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, đạt hiệu quả trong dài hạn và có tính bền vững. Để đạt được mục tiêu tổng quát trển, việc lựa chọn xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như11:

Một là, xây dựng mô hình phát triển kinh tế địa phương phải phù hợp và đồng thuận với mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước, đặt trong mối liên kết kinh tế với các địa phương khác trong khu vực và cả nước.

Trong 3 mô hình phát triển kinh tế tổng quát đã nêu ở trên, một số điểm yếu của các mô hình được bộc lộ rõ nét khi trải qua một thời gian dài thực hiện, thậm chí có những yếu tố trở thành nhân tố gây cản trở quá trình tăng trưởng. Do vậy, việc các địa phương nắm bắt được tình hình, xây dựng mô hình phát triển phù hợp với bối cảnh chung của cả nước trong mỗi giai đoạn phát triển là cần thiết. Đối với các địa phương mang tính động lực, cần có những thể chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển để quá trình tăng trưởng của địa phương diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế bền vững của cả nước.

Hai là, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phải gắn chặt với thế mạnh, lợi thế so sánh của vùng, địa phương so với các vùng và địa phương khác và dựa trên các giới hạn nguồn lực về tài nguyên.

Với mỗi địa phương, vùng có các dấu hiệu khác nhau về nguồn lực (lao động, vốn hay tài nguyên…). Mô hình phát triển hợp lý phải thể hiện sự đóng góp tích cực nhất của yếu tố nguồn lực mà địa phương, vùng đó có thế mạnh. Hơn nữa, nguồn lợi do tự nhiên mang lại là hữu hạn, vì thế việc lạm dụng những nguồn lợi tự nhiên với việc khai thác quá mức các nguồn lực tự nhiên không những dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái ngay ở thời điểm hiện tại, mà còn làm cạn kiệt khả năng phát triển của các thế hệ tương lai. Điều này đặt ra yêu cầu 11 GS.TS Ngô Thắng Lợi, TS. Bùi Đức Tuân, 2013, Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội theo hướng hiệu quả và bền vững, Cơ sở khoa học – thực trạng định hướng đến năm 2020, tr. 39 – 42.

cao hơn đối với các thành phố lớn, khi việc tăng trưởng kinh tế đang gặp phải những rào cản lớn về tác động lan tỏa không tích cực.

Ba là, xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Giá trị kinh tế cao được tể hiện qua hai nội dung là quy mô giá trị của ngành, sản phẩm đóng góp cho nền kinh tế và chất lượng phát triển của ngành.

- Quy mô giá trị của ngành, sản phẩm thể hiện về mặt tỷ trọng (GO hoặc VA) đóng góp cho nền kinh tế. Các ngành, sản phẩm có tiềm năng là các ngành, sản phẩm:

Sản phẩm đóng góp cao vào tổng giá trị GRDP tỉnh Bắc Giang trong cả quá khứ và tiềm năng trong tương lai.

Sản phẩm đóng góp vào sự phát triển các ngành, tạo ra việc làm, nâng cao mức sống, giảm nghèo.

Sản phẩm được lựa chọn phù hợp với chính sách công nghiệp hóa quốc gia và tỉnh có khả năng hỗ trợ phát triển, cạnh tranh tốt - ưu tiên thị trường quốc tế tiềm năng trong tương lai.

- Về chất lượng phát triển được thể hiện qua hiệu quả sử dụng nguồn lực. Hiệu quả kinh tế hiểu theo nghĩa rộng thể hiện mối tương quan giữa yếu tố đầu ra thu được so với các yếu tố đầu vào đã được sử dụng để tạo ra các yếu tố đầu ra đó. Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế, cụ thể hơn là hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực về vốn, lao động, khoa học kỹ thuật ... để đạt được mục tiêu xác định. Sự chuyển dịch về cấu trúc ngành kinh tế theo hướng tích cực là dần hạn chế dần phát triển theo chiều rộng, tăng dần và chuyển sang phát triển theo chiều sâu, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành, sản phẩm tăng lên. Trong quá trình đánh giá sử dụng chỉ số giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất (VA/GO); Năng suất lao động; Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) ... để xác định xu hướng chuyển dịch theo hướng hiệu quả của các ngành kinh tế.

Bốn là, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phải gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển các ngành, sản phẩm thân thiện với môi trường

Hoạt động kinh tế khổng thể kiểm soát của con người là một trong những tác nhân trực tiếp gây nên sự biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Với ý thức ngày càng rõ hơn trách nhiệm với bảo vệ môi trường, các cấp đang có những hành động cụ thể ngăn chặn các tác động tiêu cực của tự nhiên. Do vậy, việc lựa chọn một mô hình phát triển bảo đảm hài hòa

giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái phải được mỗi quốc gia, địa phương đặt ra như một ưu tiên hàng đầu.

Việc phát triển các ngành, sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ giúp giảm bớt các hoạt động gây ô nhiễm môi trường; đồng thời, xử lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường do hoạt động kinh tế gây ra.

Năm là, xây dựng mô hình phát triển phải đảm bảo thúc đẩy tiến bộ xã hội: là sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế thúc đầy phát triển con người. Yêu cầu quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với thực hiện sự lan tỏa của nó đến phát triển con người, cụ thể là: Tăng trưởng phải đi đôi với nâng cao năng lực cho chính bản thân con người (năng lực tài lực, trí lực, thể lực); Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tạo cơ hội mở rộng sự tham gia của con người đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, khi đánh giá trụ cột thứ hai, chúng ta không nhìn nhận một cách độc lập về phát triển con người theo thời gian đã dành được kết quả như thế nào (về giáo dục, y tế hay sự tham gia của con người) mà là phải đánh giá thành tựu của tăng trưởng kinh tế có tạo ra được sự lan tỏa tương ứng với phát triển con người hay không?

- Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo. Yêu cầu của khía cạnh này muốn nói đến sức lan tỏa tích cực của tăng trưởng đến việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Việc đánh giá không tiến hành một cách độc lập kết quả xóa đói, giảm nghèo thực hiện như thế nào hay mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên hay giảm đi, mà là ở chỗ tìm ra được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực đến tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo hay không?

- Tăng trưởng kinh tế không làm bất công bằng xã hội gia tăng. Trên thực tế sẽ là không bền vững nếu như tăng trưởng kinh tế kéo theo bất công bằng xã hội gia tăng. Vì thế nội hàm phân tích khía cạnh này của trụ cột thứ hai là xác định thời kỳ tăng trưởng nhanh các tiêu chí phản ánh bất công bằng xã hội biến đổi theo xu hướng nào cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu quá trình tăng trưởng nhanh có tác động tốt đến công bằng xã hội khi các chỉ tiêu phản ánh bất công bằng trong phân phối thu nhập không có xu hướng vận động tiêu cực đi hoặc thuộc ngưỡng không an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sáu là, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phải đảm bảo phù hợp với xu hướng tích cực của phát triển khoa học công nghệ

Trong thời đại ngày nay, vai trò của khoa học công nghệ với việc phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm là điều đã được khẳng định. Song cần đồng thời đầu tư vốn để nâng cao trình độ công nghệ cùng với nâng cao năng lực nội sinh, tạo cơ sở để sử dụng có hiệu quả công nghệ mới

và tiếp tục phát triển công nghệ lên trình độ cao hơn. Vì vậy, mô hình phát triển kinh tế ngoài việc thể hiện được sự phát huy các thế mạnh, lợi thế của nguồn lực; mà còn phải thể hiện được xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế phải có những chính sách tạo điều kiện và dựa trên việc nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ cho địa phương, vùng. Các giải pháp hay cách thức thực hiện quá trình phát triển kinh tế phải thể hiện được những nét đổi mới trong các phương diện khoa học, kỹ thuật.

Bảy là, xây dựng mô hình phát triển kinh tế trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất và quá trình phát triển của nền kinh tế.

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, do vậy cũng có tác động đối với việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, vùng, miền; là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Giải quyết việc làm vừa để sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, vừa để phát huy nhân tố con người. Do đó, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp cần xem xét đến yêu cầu tạo việc làm và thu hút lao động. Tuy nhiên, để nền kinh tế phát triển bền vững, lực lượng lao động cần được chú trọng trong đào tạo, có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao và thu hút nhân tài nhằm tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao, có tay nghề, từ đó tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu MO HINH PTKT BAC GIANG (NGAY 06_11) (Trang 39 -42 )

×