Đẩy mạnh phát triển ngành, sản phẩm chủ lực có tiềm năng, lợi thế, giá

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 112 - 114)

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.Đẩy mạnh phát triển ngành, sản phẩm chủ lực có tiềm năng, lợi thế, giá

thế, giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường

3.1. Ngành công nghiệp:

- Đối với sản phẩm cơ khí: Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đối với ngành cơ khí; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơ khí nội địa cũng như có chính sách hỗ trợ phát triển cơ khí theo hướng áp dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp phụ trợ.

- Đối với sản phẩm điện tử: Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ổn định và mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp cận các tập đoàn sản xuất sản phẩm

điện tử lớn để tìm hiểu định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, giới thiệu định hướng phát triển, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, mời gọi các tập đoàn về đầu tư tại tỉnh. Thu hút cả các doanh nghiệp trong nước để tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối và liên kết doanh nghiệp thông qua các chương trình kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn trên thế thới trong chuỗi giá trị để tiếp nhận công nghệ và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

- Đối với sản phẩm may mặc: Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường; xây dựng thương hiệu, mẫu mã, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu sản phẩm may mặc của doanh nghiệp Bắc Giang. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt và may mặc.

3.2. Ngành dịch vụ

- Dịch vụ du lịch: Xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác các tài nguyên du lịch; Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp; tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ về kết nối hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, giải phóng mặ bằng ... để xúc tiến, thu hút đầu tư; Quan tâm xúc tiến, mới gọi một vài doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh với các dự án trọng điểm tại hồ Khuôn Thần, Tây Yên Tử, suối Mỡ, Đồng Cao, Nham Biền. Phối hợp với các tỉnh trong khu vực xây dựng các tour, tuyến du lịch để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh.

- Dịch vụ Logistic: Xây dựng quy hoạch các điểm phát triển logistic, gắn với đầu tư các tuyến đường giao thông thuận lợi, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng hỗ trợ giải phóng mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư; đẩy mạnh hoạt động liên kết tạo nguồn hàng, áp dụng các phương thức quản trị logistic tiên tiến; đơn giản hóa thủ tục hành chính ...

3.3. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

- Vải thiều: Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng giải pháp phát triển cụm tương hỗ vải thiều Lục Ngạn; Tiếp tục đẩy mạnh giải pháp, hỗ trợ nâng cao chất lượng quả vải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP...; Triển khai lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ, nâng cao sự đa dạng mẫu mã, bao bì; Tiếp tục nghiên cứu công nghệ bảo quản hiệu quả cho quả vải; Chú trọng cân đối đối cung – cầu kịp thời theo thời điểm đối với các hình thức bảo quản truyền thống như thùng sốp, đá. Ngoài thị trường Trung quốc, tiếp tục tìm kiếm thị trường phù hợp để giảm rủi ro, nâng cao giá bán quả vải của người nông dân.

- Đàn lợn: Thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường để khuyến cáo người sản xuất tái đàn phù hợp; chuyển dần phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, gia trại và chăn nuôi tập trung, từng bước giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, nhân rộng chăn nuôi hữu cơ; phát triển đàn lợn theo hướng nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc; gắn chăn nuôi với tạo chuỗi liên kết giết, mổ với thị trường chính ngạch, ổn định.

- Đàn gà: Tiếp tục nghiên cứu giống gà phù hợp, đặc trưng cho Yên thế và các địa phương; Tập trung nâng cao chất lượng đàn gà, tăng nguồn cung gà cho phân khúc cao cấp; Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chuỗi liên kết, ổn định thị trường ...

Đối với các sản phẩm nông nghiệp khác như cây có múi, rau chế biến, thực hiện nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, tư vấn về giống, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, đảm bảo sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giải quyết tốt khâu chế biến, xúc tiến liên kết, tìm kiếm thị trường đầu ra ... Xây dựng và phát triển các thương hiệu mới như Cam, bưởi Lục Ngạn, nấm ... hỗ trợ phát triển, khôi phục các hàng hóa đã có thương hiệu như rượu Vân, bánh đa Kế, mỳ Chũ ...

Chủ động thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa môi trường pháp lý cho sản xuất, trong đó quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường. Đẩy mạnh cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm. Tăng cường tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp về tầm quan trọng của sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người và doanh nghiệp về vấn đề môi trường; nâng cao ý thức tiêu dùng tiết kiệm, khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đẩy mạnh liên danh, liên kết để khai thác tiềm lực, kinh nghiệm của các doanh nghiệp sản xuất sạch, sản phẩm sạch. Nghiên cứu hỗ trợ tiếp cận nguồn lực tín dụng, hỗ trợ kinh phí từ quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập, mở rộng thị trường, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ... cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch hơn. Tích cực quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao ý thức trong các doanh nghiệp về sử dụng nhãn sinh thái; xây dựng chiến lược doanh nghiệp với sản phẩm thân thiện với môi trường. Tăng cường áp dụng các quy trình ISO 14001 trong sản xuất.

Tổ chức nghiên cứu thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh, xây dựng các thị trường tiêu thụ trọng điểm đối với từng sản phẩm. Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường về các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; xây dựng phần mềm và triển khai cập nhật thông tin định kỳ để người sản xuất nắm được tín hiệu, thông tin thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 112 - 114)