ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 77)

1. Những thành tựu, kết quả đạt được

Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Quy mô nền kinh tế được mở rộng. Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, sản xuất nông -lâm- thủy sản giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng được cải thiện. Thu ngân sách nhà nước tăng cao, vượt chỉ tiêu dự toán ngân sách được giao, đặc biệt là thu hải quan trên địa bàn.

Năng suất lao động xã hội tăng lên theo từng năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế cho thấy thu nhập thực sự của người lao động đã được tăng lên.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang đang biến đổi dần theo hướng hiện đại thể hiện ở tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần và các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên.

Tăng trưởng kinh tế đã làm nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người. Đây là tiền đề để nâng cao mức chi tiêu cho người dân.

Tăng trưởng kinh tế đã tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo. Mặc dù kinh tế Bắc Giang so với cả nước còn ở mức thấp, trong các yếu tố cấu thành của chỉ số phát triển con người (HDI), đóng góp của yếu tố kinh tế vào phát triển con người của tỉnh chưa cao, song chỉ số (HDI) của tỉnh ở mức trung bình so với cả nước, qua đó cho thấy, các lĩnh vực văn hóa - xã hội của

tỉnh được quan tâm phát triển.

Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trong giai đoạn đầu của sự phát triển là phù hợp với điều kiện của tỉnh nông nghiệp, nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc và có mức thu nhập trung bình thấp như Bắc Giang. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững, cần phải có sự thay đổi về mô hình tăng trưởng trong thời gian tới.

Nền kinh tế đang hội nhập nhanh vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện một nền kinh tế mở; kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đạt 0,676 tỷ USD, bằng 55% GDRP của tỉnh (GRDP của tỉnh năm 2010 tương đương khoảng 1,232 tỷ USD), năm 2015 đạt 4,965 tỷ USD, bằng 216% GRDP (GRDP năm 2015 của tỉnh tương đương khoảng 2,3 tỷ USD).

2. Những hạn chế

2.1. Về phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng chưa toàn diện, lĩnh vực công nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực FDI đóng góp chính cho tăng trưởng trong khi ngành nông nghiệp chưa thật sự ổn định, ngành dịch vụ chưa có bước đột phá, phát triển tương xứng với tiềm năng.

Chất lượng tăng trưởng chưa ổn định, vững chắc. Đóng góp vào tăng trưởng vẫn chủ yếu là vốn chiếm tới 64,1%. Trong khi đó các nhân tố tổng hợp chưa có nhiều chuyển biến tích cực, thậm chí còn có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là thế mạnh của tỉnh trong những nhăm qua song năng xuất lao động ở mức thấp và tăng không cao nên đóng góp của yếu tố này vào GRDP vẫn còn thấp, khoảng 20,8%.

Cũng giống như cả nước, tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang phụ thuộc rất lớn vào vốn, dù giai đoạn gần đây đã có cải thiện nhưng chưa đáng kể. Điều này cho thấy Bắc Giang mới tăng trưởng ở chiều rộng nên chất lượng tăng trưởng chưa cao, để tăng trưởng thì phải cần rất nhiều vốn đầu tư. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư hạn chế, việc tăng trưởng kinh tế quá phụ thuộc vào vốn đó là mô hình tăng trưởng không bền vững, và cần phải thay đổi để duy trì sự phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất lao động rất thấp so với bình quân chung cả nước, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp.

Cơ cấu nội bộ các ngành còn lạc hậu, đến năm 2017 lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm 20,6%, cao hơn bình quân chung cả nước; lĩnh vực dịch vụ chậm phát triển, chưa có đột phá, mới chiếm 33,3% trong cơ cấu kinh tế.

+ Các ngành sản xuất chủ yếu là các sản phẩm truyền thống; các sản phẩm mới chưa nhiều.

+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng khá cao nhưng lại là nền nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo điều kiện cho các ngành công

nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển; trong khi đó chuyển dịch trong nội bộ ngành chậm. Ngành chăn nuôi lợn phát triển khá mạnh trong thời gian qua nhưng chưa quan tâm đến việc xử lý nước thải, chất thải, tạo áp lực rất lớn đối với việc xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường; là một tỉnh miền núi nhưng lĩnh vực lâm nghiệp đóng góp rất nhỏ vào nền kinh tế.

+ Ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng không cân đối, có sự gia tăng mạnh đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và phụ thuộc nhiều vào khu vực đầu tư nước ngoài; sự gia tăng chủ yếu tăng theo chiều rộng.Các ngành sản xuất thiên thiện với môi trường như: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí, cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải phát triển chậm, chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất công nghiệp và có xu hướng giảm.

+ Ngành dịch vụ hầu như không có thay đổi, ngành dịch vụ bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô chiếm tỷ trọng lớn nhất, một số ngành dịch vụ như vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng, lưu trú và ăn uống hầu như cơ cấu không tăng.Lĩnh vực dịch vụ đã được quan tâm nhưng chưa có bước đột phá, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Thu hút đầu tư nước ngoài đạt được nhiều kết quả quan trọng song vẫn mang nhiều yếu tố kém hiệu quả và thiếu bền vững. Nguồn vốn FDI vẫn tập trung vào lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp, các đối tác chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở châu Á với công nghệ ở mức trung bình. Chưa thu hút được nhiều tập đoàn lớn, các dự án có công nghệ cao vào đầu tư. Bên cạnh đó, việc việc chuyển giao công nghệ và phát triển khoa học công nghệ còn khiêm tốn.

Hạn chế phát triển các ngành, sản phẩm theo hướng bền vững:

- Số lượng ngành, sản phẩm tiềm năng, lợi thế, giá trị cao chưa nhiều, trong khoảng 5 năm gần đây hầu như không xuất hiện thêm các sản phẩm tiềm năng mới nào; so với danh mục các sản phẩm tiềm năng của thế giới(12) thì Bắc Giang có rất ít sản phẩm.

- Sự gia tăng tỷ trọng một số sản phẩm tiềm năng có lợi thế, giá trị cao còn chậm như lợn, gà, vải thiều; tốc độ tăng trưởng không được duy trì đều, bị ảnh hưởng rất nhiều từ tác động của thời tiết như đối với vải thiều, bị tác động bởi thị trường như gà, hàng điện tử ...

- Tỷ trọng VA của các ngành nói chung và các ngành, sản phẩm tiềm năng trong GO có xu hướng giảm xuống. Như đối với công nghiệp chế biến, chế tạo

1234 ngành kinh tế có triển vọng trên thế giới, gồm: Dược phẩm; Các công cụ phân tích; Thiết bị y tế; Xuất bản và in ấn; Giáo dục và đào tạo; Các dịch vụ kinh doanh, tài chính; Tin học, viễn thông; Điện tử; Thiết bị thông tin liên lạc; Đồ thêu ren; Sản phẩm da; Giày dép; Dệt may; Sản phẩm da; Đồ nội thất; Nông-lâm-thủy sản; Bán buôn, bán lẻ; Du lịch và dịch vụ; Giải trí; Giao thông vận tải và hậu cần; Khung thiết bị cho xây dựng; Xây dựng và bất động sản; Đồ nhựa; Hóa chất; Dầu mỏ và khí đốt; Sản xuất và truyền năng lượng điện; Tự động hóa; Động cơ, các phương tiện hàng không và quốc phòng; Sản xuất kim loại; Khai thác mỏ và khoáng sản; Công nghệ sản xuất; Các sản phẩm chạy bằng động cơ; Công nghiệp nặng.

giảm từ 26,3% năm 2011 xuống 19,7% năm 2017; thủy sản từ 63,5% xuống còn 51,5%.

- Đóng góp vào tăng trưởng các ngành nói chung cũng như các sản phẩm tiềm năng nói riêng vẫn chủ yếu là vốn và lao động, trong đó chủ yếu là từ yếu tố vốn; tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp rất thấp.

- Năng suất lao động rất thấp so với bình quân chung cả nước, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp.

- Mặc dù một số sản phẩm phi nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, song nhìn chung toàn bộ nền kinh tế thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ còn chậm. Trong khi đó lao động nông nghiệp nhiều, việc làm có tính thời vụ, do đó thời gian nhàn rỗi nhiều, cần chuyển dịch lao động sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, cơ cấu lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 67,1%, đến năm 2017 ước chiếm 46,3%, tốc độ giảm bình quân 3,5%/năm. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của tỉnh là 3,8%; mặc dù thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp, song tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng mới đạt khoàng 91,7%, do đó một bộ phận bán thất nghiệp khá nhiều.

- Tỷ trọng các ngành, sản phẩm thân thiện với môi trường chiếm tỷ trọng còn nhỏ và có xu hướng giảm; lâm nghiệp đóng góp rất nhỏ vào nền kinh tế, tỷ lệ che phủ rừng chững lại; năm 2017 là 37,3%. Ngoài tỷ lệ che phủ rừng có tăng lên rất nhỏ, thì chất lượng rừng lại có xu hướng đi xuống, số diện tích rừng nghèo kiệt vẫn tăng; số vụ phá rừng, vi phạm pháp luật, cháy rừng vẫn diễn biến phức tạp, năm 2017 trên địa bàn qua kiểm tra, lập biên bản 415 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tăng 62 vụ so với năm 2016. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số ngành, sản phẩm gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để như chăn nuôi lợn bao gồm cả quy mô trang trại và nông hộ; khai thác quặng, than, lò gạch thủ công, tuy nen, chế tác kim loại ... Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chỉ đạt 65%; tỷ lệ nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn chỉ đạt khoảng 60%. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý rất thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm 2017, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom mới đạt 57,6% (trong đó khu vực đô thị đạt 95,3%; nông thôn 47,6%); tỷ lệ chất thải rắn đã thu gom, được xử lý đạt tiêu chuẩn đạt 86,8% (trong đó khu vực đô thị đạt 90,7%; nông thôn đạt 84,2%).

2.2. Về phát triển xã hội

- Tăng trưởng nhanh nhưng chưa đủ mạnh để tạo những đột phá trong cải thiện thu nhập của người dân. Tác động lan tỏa tích cực của tăng trưởng đến tiến bộ xã hội có xu hướng giảm. Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm đi trong khi tốc độ tăng trưởng vẫn cao. Điều này cho thấy một bộ phận người

nghèo chưa tham gia vào quá trình tăng trưởng nhanh và không được hưởng thụ thành quả tăng trưởng; thoát nghèo chưa bằng hình thức tự vươn lên mà phụ thuộc vào những hình thức hỗ trợ của nhà nước.

Chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất với nhóm có thu nhập thấp nhất có xu hướng gia tăng; chênh lệch giữa thành thị và nông thôn được cải thiện song vẫn ở mức khá cao.

Chất lượng giáo dục toàn diện chưa thật sự vững chắc. Các cơ sở dạy nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề có quy mô tuyển sinh nhỏ; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng sâu sắc.

Hệ thống các cơ sở y tế phát triển chưa cân đối giữa các vùng, y tế tuyến cơ sở xã chưa thể hiện được vai trò nền tảng; mạng lưới y tế dự phòng chưa được quan tâm, chưa tương xứng với vai trò và tầm quan trọng.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang còn ở mức cao;tỷ số giới tính nam/nữ khi sinh vẫn ở mức cao. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều vi phạm, tiềm ẩn những yếu tố đẫn đến mất an toàn, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nhân dân.

Đời sống văn hoá, tinh thần của công nhân, người lao động ở các khu, CCN chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH-CN kết quả còn hạn chế, chưa có nhiều đóng góp vào phát triển KT-XH.

2.3. Về tài nguyên môi trường

Tài nguyên đất là hữu hạn trong khi hiệu quả sử dụng chưa cao, chất lượng đất ngày càng suy giảm do các hình thái suy thoái khác nhau; tài nguyên nước chưa được khai thác hợp lý, tại một số địa phương việc tiếp cận nguồn nước sạch vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ngầm tầng nông do khai thác quá mức đang đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn đang diễn ra tại một số địa bàn. Mặc dù tỉnh đã có nhiều biện pháp bảo vệ được áp dụng, tài nguyên đất của Tỉnh vẫn đang phải đối mặt với các quá trình suy thoái như xói mòn, sạt lở...

Việc quản lý, khai thác, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển vẫn còn có mặt hạn chế. Nhiều khu dân cư, đô thị được đầu tư song chưa phát huy được hiệu quả. Nhiều dự án đầu tư được giao đất song chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực.

Đất sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, nhất là vụ đông xuân, nhiều khu vực không sản xuất. Trong khi đó, chưa có chính sách tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến người cần đất sản xuất thì không

có, người có đất thì không sản xuất. Việc chuyển đổi cây trồng chưa có nghiên cứu kỹ dẫn đến không hiệu quả trong sản xuất.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đặt ra nhiều thách thức. Một số ngành, sản phẩm gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để như chăn nuôi lợn, khai thác quặng, than, chế tác kim loại ...; tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng gia tăng và chưa được giải quyết triệt để.

Năng lượng điện chưa cung cấp đủ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là cấp thoát nước đô thị và cấp nước sinh hoạt nông thôn tuy được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Đầu tư cho cảnh quan, phát triển hạ tầng các khu đô thị còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là sự tăng trưởng của các ngành năng lượng phát sinh khí nhà kính (như các nhà máy nhiệt điện), với sự tăng mạnh các nguồn phát sinh CTR, nguy cơ tăng phát thải khí nhà kính ngày càng trở nên rõ ràng. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức tài nguyên, bón phân hóa học và sử dụng thuốc BVTV một cách không hợp lý, đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, hoặc việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang các mục đích khác, v.v , cũng góp phần làm tăng khả năng phát thải khí nhà kính ở địa phương.

Việc tái chế, xử lý chất thải, nước thải chưa được đầu tư, thực hiện nghiêm theo quy định. Các bãi chôn lấp CTR hiện nay đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa không đảm bảo chất lượng. Xử lý CTR được thực hiện chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp.

Việc xử lý các vi phạm của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường kiên quyết hơn, kể cả hình thức đóng cửa, di dời các cơ sở này ra khỏi khu đông dân cư và yêu cầu tăng cường đầu tư xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Hậu quả do thiên tai và những diễn biến do thay đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh, trong khi nhận thức về phòng

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 77)