Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 29 - 31)

II. CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

2.Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau

tăng trưởng kinh tế sau

Đây là mô hình được sử dụng trong lịch sử phát triển của các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa trước đây (goi là thế giới thứ 2), như: Liên Xô cũ, các nước XHCN Đông Âu, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam … Ý tưởng chung của mô hình là coi các chính sách tạo sự công bằng xã hội là điều phải làm trước tiên khi thu nhập, tăng trưởng kinh tế còn ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều kiện, điểm mấu chốt để thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo mô hình này, quá trình phát triển phải được bắt đầu bằng sự kiện “tước đoạt của những kẻ đã đi tước đoạt” thông qua chính sách cải cách ruộng đất và đánh vào tầng lớp tư sản. Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa tài sản, nguồn lực được phân phối lại cho các đơn vị kinh tế dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động.”

Thực tế phát triển của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã phản ánh khá rõ nét những hiệu ứng tích cực của mô hình.

Thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được giải quyết nhanh chóng ngay từ giai đoạn đầu của quy trình phát triển.

Thứ hai, sau khi đã thiết lập được hệ thống sở hữu toàn dân về tài sản và chế độ phân phối theo lao động, điều này đã tạo động lực thúc đẩy tỉnh thần làm chủ tập thể, sự phân phối thu nhập công bằng và việc mô hình đưa ra cách thức quản lý kinh tế mới đã tạo nên sự khởi sắc nhất định trong nền kinh tế, hiệu quả kinh tế, và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn tồn tại những bất cập như:

8Nguyễn Đình Cung, Đặng Quang Vinh, Đặc điểm kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội: Một số hàm ý cho Việt Nam

Một là, một nền kinh tế được bảo đảm bằng chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất không vì mục tiêu lợi nhuận, về lâu dài đã làm kìm hãm động lực nâng cao hiệu quả và tăng trưởng kinh tế;

Hai là, một chế độ phân phối thu nhập chỉ dựa trên cơ sở lao động, đã không khuyến khích việc huy động triệt để các yếu tố nguồn lực khác trong dân cư và các đơn vị kinh tế vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải;

Ba là, xét trong dài hạn, hình thức phân phối công bằng trên cơ sở xã hội không có động lực phát triển đã trở thành một cơ chế phân phối lao động theo kiểu cào bằng đối với người lao động. Trong khi đó những người đại diện cho nhà nước quản lý khối lượng tài sản khá lớn tại các đơn vị kinh tế cũng không quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Điều này làm nảy sinh hậu quả tất yếu, đó là: tăng trưởng và hiệu quả kinh tế có xu hướng giảm đi, những tệ nạn quan lieu, cửa quyền xuất hiện ngày càng nhiều, và làm xuất hiện hình thức phân phối không chính thức nhưng lại chi phối khá lớn đến thu nhập, đó là “phân phối theo quyền lực” làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

3. Mô hình phát triển toàn diện (tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội)

Đã có nhiều nước, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của mình lựa chọn một mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng và công bằng xã hội trong phân phối thu nhập và đã dành được sự thành công đáng kể. Trong số các nước đó phải kể đến Thụy Điển, Thụy Sỹ, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và một nước khu vực Đông Á, từ những quốc gia nghèo nhất thế giới đã nhanh chóng trở thành các nước công nghiệp mới cũng bằng chính sự lựa chọn mô hình này – đó là Hàn Quốc và Đài Loan.

Đặc trưng của mô hình này là, trong quá trình phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, hoặc sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ cho phép.

Nội dung chính của mô hình này được thể hiện qua những chính sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ của cả hai yếu tố này: (i) Chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh, thông qua việc lựa chọn các mô hình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước; (ii) Chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng bất bình đẳng; (iii) Chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xóa đói giảm

nghèo và công bằng xã hội. Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện sống có giá trị ngang nhau ở tất cả thành phần lãnh thổ trong cả nước.

Ưu điểm nổi bật của mô hình phát triển toàn diện, đó là cùng lúc có thể giải quyết được cả hai vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội, thu nhập của người dân tăng lên, tận dụng lợi thế của quá trình tăng trưởng nhờ đó các cá thể còn lại đều được hưởng lợi, bất bình đẳng xã hội giảm dần khoảng cách thu nhập ngày một thu hẹp lại.

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 29 - 31)