Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 85 - 86)

I. BỐI CẢNH

2.Bối cảnh trong nước

Một là, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam được đẩy mạnh thực hiện và đã đạt được một số kết quả tích cực ban đầu. Việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố, duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện và đạt mức tương đối cao, lạm phát được kiểm soát dưới 5%. Chất lượng tăng trưởng dần đi vào chiều sâu và được nâng lên, thể hiện qua mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng và tốc độ tăng năng suất lao động. Bội chi ngân sách nhà nước giảm dần, thấp hơn mục tiêu đề ra (4%). Quy mô nợ công được duy trì trong giới hạn cho phép. Cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng yếu kém và các ngành kinh tế đều có những chuyển biến tích cực. Các kết quả đạt được là nền tảng quan trọng cho việc đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng trong thời gian tới.

Hai là, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Trung du miền núi phía Bắc ðến nãm 2020 (Quyết ðịnh số 1064/QÐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ týớng Chính phủ) ðặt ra nhiều mục tiêu, giải pháp ðột phá về phát triển kinh tế- xã hội của Vùng, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của Bắc Giang đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Theo đó, đến năm 2020, phấn đầu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng cao hơn bình quân chung của cả nước, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, khai thác hợp lý, hiệu quả các thế mạnh của Vùng trong phát triển kinh tế- xã hội. Bắc Giang được xác định là một trung tâm trong Tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng, kết nối từ Lạng Sơn với Bắc Giang và các đô thị khác trên Tuyến. Bắc Giang được xác định thuộc Tiểu vùng Đông Bắc, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; trồng và chế biến nông, lâm sản, lương thực- thực phẩm; sản xuất đồ gia dụng, bột giấy và giấy, phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, dệt may; sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử. Với vị trí là điểm kết nối trên tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 1 và cao tốc Hà Nội, Lạng Sơn, kết nối với Nam Ninh (Trung Quốc), Bắc Giang có điều kiện thuận lợi để đón nhận

dòng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của Trung ương và kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn cuả “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh và là thị trường tiêu thụ lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định một số mục tiêu, định hướng về dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với các yêu cầu đổi mới mô hình phát triển kinh tế. Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ tiên tiến, phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa. Ba nội dung đột phá được xác định để làm nền tảng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế này là: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách hành chính; (2) Chuyển dịch, phát triển và thu hút nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao; (3) Tập trung phát triển không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm từ thành phố Bắc Giang, 2 thị xã Chũ, Thắng. Đây cũng là những định hướng đột phá quan trọng cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của Bắc Giang trong thời gian tới.

Bốn là, vùng thủ đô Hà Nội hình thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; thủ đô Hà Nội là thị trường rộng lớn và thuận tiện cho các hoạt động trao đổi mà Bắc Giang có thể khai thác các hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu, lao động, nguyên liệu, thực phẩm cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới; thu hút, phát triển các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.... Kết cấu hạ tầng vùng như đường vành đai 4, vành đai 5, quốc lộ 1 được xây dựng và nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang giao lưu trong vùng và kết nối với các vùng khác, trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa, một đầu mối giao thông kết nối với các vùng khác.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỔI MỚI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Mo hinh PTKT Bac Giang (ngay 06_11) (Trang 85 - 86)