II. CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
1. Mô hình tăng trưởng trước, công bằng xã hội sau (Mô hình chữ U ngược)
ngược)
Đây là mô hình được khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và phương tây, các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp theo đó là sự lựa chọn của phần lớn các nước khu vực Nam Mỹ như Brazin, Mexico, Khu vực Đông Nam Á có một số nước như Hồng Kông, hay cả Malaysia, Philippines cũng đi theo mô hình này.
Hình: Mô hình chữ U ngược
Nguồn: Kuznets’s Inverted-U curve
Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn này, cùng với việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng lên) thì sự bất bình đẳng có xu hướng tăng lên, kết quả của tăng trưởng sẽ dồn vào một nhóm người. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do Chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng có tác động một cách rộng rãi hơn.
7 PGS. TS Ngô Thắng Lợi, Phát triển kinh tế: Từ lý luận đến thực tiễn và sự lựa chọn của Việt Nam
- - - - - - 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 GINI GDP/người
Ngoài Kuznets, A Lewis cũng đã phân tích mô hình lao động dư thừa (mô hình hai khu vực cổ điển) cũng trong khoảng thời gian nghiên cứu của Kuznets (1955) đã có sự giải thích hay minh họa cho cơ chế kết hợp tăng trưởng với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập theo kiểu chữ U ngược, và đây cũng được xem như chính là phương thức phát triển mà các nước thi theo mô hình này lựa chọn.
Khi theo đuổi mô hình này luôn có bất lợi mà các quốc gia buộc phải đánh đổi đó là bất bình đẳng, phân hóa xã hội và sự nghèo đói kéo dài, thậm chí rất khó cải thiện kể cả khi thu nhập đã đạt đến mức rất cao. Trừ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, hiện nay đã đạt mức công bằng cao trong phân phối thu nhập như Nauy, Đan Mạch, Phần Lan8… đang có xu hướng hoàn thiện và đạt được những kết quả nhất định trong sự công bằng xã hội, còn phần lớn các nước theo mô hình này hiện nay vẫn có sự bất bình đẳng cao trên thế giới. Chính những bất bình đẳng ấy trở thành rào cản cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn gần đây.